Điều trị mụn trứng cá an toàn cho mẹ bầu
23/04/2021
Chồng “vượt cạn” cùng vợ – Thấu hiểu để yêu thương
23/04/2021
Hiện tất cả

Trẻ từng bị chân tay miệng có bị tái nhiễm hay không?

Dịch chân tay miệng đang quay trở lại với những diễn biến khó lường khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Tại Bệnh viện Quốc tế Green hiện tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị chân tay miệng với những vết loét nghiêm trọng.
“Những bé đã từng mắc bệnh liệu có nguy cơ bị tái lại hay không?” Là vấn đề nhiều bố mẹ quan tâm, lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó của bố mẹ cũng như cung cấp những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để giúp con phòng tránh và vệ sinh đúng cách cho con nếu bé bị lây nhiễm.
❎ CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN
– Bệnh tay chân miệng do nhóm virus đường ruột gây ra thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Ngoài ra, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
– Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, khi tiếp xúc với chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh.
– Theo bác sĩ chuyên khoa Nhi của Green, mỗi lần mắc bệnh trẻ sẽ chỉ có miễn dịch với một loại virus nhất định và vẫn có thể mắc bệnh lại nếu nhiễm virus khác thuộc nhóm enterovirus.
❎ DẤU HIỆU BAN ĐẦU BỐ MẸ DỄ NHẬN BIẾT
– Sốt: khởi đầu trẻ có thể sốt nhẹ, sau đó sốt cao
– Loét miệng: có thể gặp ở họng, niêm mạc miệng, môi, má. khiến trẻ đau khi ăn uống, quấy khóc, biếng ăn, nước bọt tiết nhiều.
– Phát ban dạng phỏng nước: mọc ở bàn tay, chân, đầu gối, mông.
❎ BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
Bệnh tay chân miệng thường gặp nhất là do virus Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71 (EV71) gây ra, trong đó Coxsackie A16 thường ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày. Ngược lại, EV71 có thể gây biến chứng nguy hiểm như:
– Biến chứng thần kinh: viêm não, viêm màng não, viêm thân não.
– Biến chứng tim mạch hô hấp: viêm cơ tim, phù phổi cấp, suy tim, trụy mạch và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
❎ KHI CON BỊ CHÂN TAY MIỆNG, BỐ MẸ CẦN LÀM GÌ?
– Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn chăm sóc.
– Hạ sốt: dùng thuốc hạ sốt paracetamol 10 – 15 mg/kg khi trẻ sốt ≥ 38,5oC, lặp lại sau 4 – 6 giờ nếu trẻ còn sốt hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ và bù nước kịp thời để phòng trẻ bị mất nước. Với trẻ bú mẹ, đảm bảo cho trẻ bú nhiều lần trong ngày. Với trẻ lớn: nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, nguội, tránh các loại thức ăn cay nóng hoặc mặn, chua… Bố mẹ có thể chia làm nhiều bữa ăn trong ngày cho trẻ.
– Giữ vệ sinh cho trẻ phòng tránh bội nhiễm bằng cách vệ sinh răng miệng, tắm rửa cho trẻ hàng ngày bằng nước sạch và xà phòng.
❎ CHĂM SÓC TRẺ MẮC CHÂN TAY MIỆNG TẠI NHÀ
Đối với tay chân miệng độ I, có thể theo dõi và điều trị tại nhà tuy nhiên phải theo dõi sát trẻ. Khi có các dấu hiệu của độ II trở lên cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế:
– Sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39oC, sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ sốt
– Nôn nhiều, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ
– Giật mình khi ngủ
– Run tay chân, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng, yếu liệt chi
– Khó thở
– Li bì, co giật hoặc hôn mê.
– Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu
❎ VỆ SINH PHÒNG BỆNH VÔ CÙNG QUAN TRỌNG
– Hiện chưa có vaccine phòng bệnh. Chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng bệnh lấy truyền qua đường tiêu hóa bằng cách:
– Vệ sinh cá nhân: rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, trước khi cho trẻ ăn và chăm sóc trẻ, đặc biệt sau khi tiếp xúc với phân, dịch tiết mũi họng của trẻ bệnh.
– Lau sàn nhà và các vật dụng, đồ chơi bằng dung dịch khử khuẩn.
– Cách ly các trẻ bệnh, không đưa trẻ bệnh đến nhà trẻ, trường học, nơi tập trung đông người trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh.
————————
Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế Green quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, tận tâm; dịch vụ khám chữa bệnh đẳng cấp quốc tế; trang bị cơ sở vật chất tiện nghi; máy móc cao cấp, chuyên dụng… Ngoài ra, khoa Nhi còn sở hữu không gian an toàn, thân thiện, khu vui chơi cao cấp giúp xua tan nỗi lo sợ của các bé mỗi khi đến bệnh viện. Nhờ đó, phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm khi đưa con đến thăm khám, điều trị bệnh tại đây.
——————————-
BỆNH VIỆN QUỐC TẾ GREEN
? Địa chỉ : Số 738 Nguyễn Văn Linh, Lê Chân, Hải Phòng
☎️ Điện thoại : 0225 3 786 555
? Email : info@benhviengreen.com

Gửi bình luận

Bình luận

Comments are closed.