Sự cần thiết của Bộ xét nghiệm trước sinh
17/08/2021
Mề đay cấp vô căn ở trẻ – Đơn giản mà không đơn giản
23/08/2021
Hiện tất cả

Chăm sóc trẻ bị sứt môi hở vòm trong giai đoạn sơ sinh

Sứt môi – hở vòm hay hở hàm ếch, là loại dị tật thường gặp nhất trong các dị tật bẩm sinh. Ở Việt Nam, tỉ lệ của bệnh này khá cao, đến 1 trên 600-700 trẻ sơ sinh ra đời. Nếu bố mẹ được trang bị đầy đủ kiến thức về dị tật này sẽ giúp chăm sóc trẻ dễ dàng hơn.

Mới đây, Bệnh viện Quốc tế Green vừa tiếp nhận trường hợp sản phụ L.T.H (33 tuổi, An Thắng, An Lão, Hải Phòng) sinh con bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch sâu. Bé được chăm sóc tại Khoa Sơ sinh của Bệnh viện. Đồng thời, bố mẹ bé được hướng dẫn cách chăm sóc, đặc biệt cho con ăn trong những tháng đầu mới sinh.

Cách chăm sóc trẻ bị sứt môi hở vòm trong giai đoạn sơ sinh sẽ được hướng dẫn cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Cách cho bú:

Trẻ sinh ra với tật khe hở môi và hàm thường gặp phải những khó khăn khi bú, sặc thức ăn vào mũi hoặc nôn thức ăn ra theo đường mũi.

Trẻ cần được giữ ở tư thế ngồi hoặc hơi thẳng đứng, tư thế này sẽ giúp hạn chế sữa mẹ chảy vào trong mũi và làm trẻ bị sặc. Khi cho bú nên để vị trí đầu trẻ quay sang bên phải trong lần bú này và quay sang bên trái trong lần bú khác để trẻ có thể sử dụng tất cả các cơ ở vùng miệng.

Trẻ bị hở hàm ếch cần nhiều sự yêu thương và chăm sóc đặc biệt của bố mẹ

Hầu hết các trẻ bị sứt môi hở vòm không bú mẹ được và cũng không bú được bằng bình sữa thông thường. Nên sử dụng bình sữa chuyên dụng bằng nhựa dẻo để giúp trẻ bú dễ hơn và tiết kiệm sức cho trẻ bằng cách bóp vào bình sữa khi cho trẻ bú.

Thời gian để trẻ hở hàm ếch bú thường lâu hơn trẻ bình thường. Bởi vậy mẹ cần cho trẻ bú nhiều lần hơn, thời gian một lần bú nên dưới 15 phút để tránh trẻ bị kiệt sức.

Nên cho trẻ bú trước khi trẻ quá đói, bởi khi đói, trẻ sẽ khóc to, gây khó khăn cho mẹ

2. Cách vệ sinh vùng khe hở

Miệng của trẻ dù có hay không bị khe hở môi -hàm đều có cơ chế tự làm sạch. Đối với hầu hết các trẻ bị khe hở môi – hàm việc làm sạch các mảng sữa bám ở khe hở được thực hiện khá đơn giản bằng cách cho trẻ uống vài ngụm nước là đủ.

Nên lau mặt và miệng cho trẻ bằng khăn vải mềm và ướt, dùng bông tẩm nước sạch để lau vùng khe hở môi cho trẻ.

Không nên dùng gạc vải, hay ống tiêm xịt nước để chùi rửa khe hở môi (hàm) vì có thể gây tổn thương cho trẻ trên các vùng này.

Các bé sơ sinh mắc sứt môi hở hàm sẽ được bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt gắn các khí cụ chuyên biệt nhằm giúp bé bú dễ dàng hơn, đồng thời giúp chỉnh hình  tạo tiền đề tốt nhất trước khi phẫu thuật. Khi trẻ đủ các điều kiện nhất định, các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật chỉnh hình giúp cải thiện khả năng ăn, nói, nghe và khôi phục diện mạo cho trẻ.

Gửi bình luận

Bình luận

Comments are closed.