Khám nội khoa cùng chuyên gia Nội khoa hàng đầu
24/06/2021
Tặng quà khách hàng nhân ngày Gia đình Việt Nam
28/06/2021
Hiện tất cả

Vitamin D – Thiếu, thừa đều nguy!

(Tác giả: Ths. Bs Chuyên khoa Nhi & Dinh dưỡng Đỗ Văn Dũng – Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế Green)

1.Vitamin D là gì?

Vitamin D thực chất là một tiền hormone và rất quan trọng đối với cơ thể. Chúng ta gọi vitamin D là tiền hormone bởi vì Hormone là các chất mà cơ thể có thể tự sản xuất được trong khi các loại vitamin thì phải lấy từ thức ăn. Bản thân vitamin D chỉ là dạng thụ động, không có tác dụng sinh học và phải trải qua một số biến đổi thì mới có thể thực hiện các tác dụng của mình.

Vitamin D gồm 2 loại:

    Vitamin D2 (ergocalciferol): có trong một số thực vật và nấm.

    Vitamin D3 (cholecalciferol): có trong 1 số thực phẩm từ động vật như cá béo và lòng đỏ trứng. Ngoài ra Vitamin D3 còn được sản sinh trong da nhờ ánh nắng mặt trời và dự trữ trong các tế bào mỡ.

2.Nguồn cung cấp vitamin D?

 Rất ít thực phẩm tự nhiên có chứa vitamin D

Theo Trung tâm dữ liệu thực phẩm của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ thì:

1 muỗng canh(15ml) Dầu gan cá tuyết có chứa 1.360 IU

100g cá hồi                                       có chứa 624 IU

100g cá mòi                                       có chứa 272 IU

100g cá thu                                       có chứa 360 IU

100ml sữa mẹ                                    có chứa 40 IU

1 lòng đỏ trứng gà                              có chứa 44 IU

100g gan bò                                      có chứa 42 IU

100g cá ngừ                                     có chứa 40 IU

30g phô mai                                     có chứa 12 IU

300gr ức gà rang                              có chứa 4 IU

Nấm trắng cũng cung cấp một lượng nhỏ vitamin D2.

Và các thực phẩm bổ sung vitamin D khác bao gồm: sữa bột, sữa hạt, nước uống, thuốc…

Ngoài thực phẩm thì tắm nắng 5-30 phút vào giữa trưa mùa hè có thể cung cấp 10.000-20.000 IU vitamin D.

3.Vitamin D có tác dụng gì?

– Vitamin D thúc đẩy sự hấp thụ canxi và phospho từ ruột.

– Duy trì nồng độ canxi và phospho trong huyết thanh (giống hormone PTH).

– Điều hòa hoạt động miễn dịch và tăng cường khả năng chống khuẩn của cơ thể.

– Điều chỉnh các quá trình như tăng trưởng tế bào, chức năng thần kinh cơ và chuyển hóa glucose.

4.Hậu quả của thiếu vitamin D là gì?

– Ở trẻ em, sự thiếu hụt vitamin D được biểu hiện dưới dạng còi xương.

– Thiếu vitamin D ở người lớn dẫn đến chứng loãng xương, có thể bị đau nhức cơ mãn tính.

– Thiếu vitamin D ở phụ nữ khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến con cái. Trong nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin D đóng một vai trò tích cực trong sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển của não, phổi và xương.

5.Những ai cần bổ sung vitamin D?

Tất cả trẻ em từ 1 đến 5 tuổi.

– Những người không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

– Những người mắc bệnh không thể hấp thu vitamin D được.

6.Bổ sung vitamin D như thế nào?

Theo Hội dinh dưỡng và thực phẩm (FNB)  thuộc Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo, mọi người nên bổ sung vitamin D với liều hằng ngày như sau:

Tuổi Nam giới Nữ giới Phụ nữ có thai Cho con bú
0-12 tháng * 10 mcg
(400 IU)
10 mcg
(400 IU)
   
1–13 tuổi 15 mcg
(600 IU)
15 mcg
(600 IU)
   
14–18 tuổi 15 mcg
(600 IU)
15 mcg
(600 IU)
15 mcg
(600 IU)
15 mcg
(600 IU)
19–50 tuổi 15 mcg
(600 IU)
15 mcg
(600 IU)
15 mcg
(600 IU)
15 mcg
(600 IU)
51–70 tuổi 15 mcg
(600 IU)
15 mcg
(600 IU)
   
> 70 tuổi 20 mcg
(800 IU)
20 mcg
(800 IU)
   

7.Lưu ý:

Một số người có một số tình trạng bệnh lý đặc biệt, có thể có dị ứng với một loại thực phẩm chức năng, hay thuốc nào đó. Vì vậy, nếu trước khi bổ sung vitamin bằng đường uống, bạn nên tới gặp và theo lời khuyên từ bác sĩ – nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về dị ứng.

Ngoài ra, nếu bác sĩ khuyên bạn nên dùng một lượng vitamin D khác so với thông thường, bạn luôn luôn nên làm theo lời khuyên của bác sĩ.

Gửi bình luận

Bình luận

Comments are closed.