Mề đay cấp vô căn ở trẻ – Đơn giản mà không đơn giản
23/08/2021
Vệ sinh ráy tai cho bé đúng cách
27/08/2021
Hiện tất cả

Những bệnh lý liên quan đến dây rốn mẹ cần lưu ý

Thắt nút dây rốn hay còn gọi là dây rau thắt nút vô cùng nguy hiểm, không chỉ trong quá trình mang thai mà còn nguy hiểm trong cả quá trình sinh.

Vậy thắt nút dây rốn là gì? Nguy hiểm như thế nào tới sức khỏa của mẹ và sự phát triển của thai nhi?…sẽ được BSCKII. Phạm Xuân Sơn giải đáp qua bài viết dưới đây:

1. Vai trò của dây rốn

-Dây rốn một đầu bám vào bánh rau (thường là vùng giữa bánh rau) và bánh rau bám vào mặt trong của tử cung (thường là vùng đáy hoặc thân tử cung – một đầu của dây rốn bám vào rốn của em bé). Trong dây rốn là mạch máu gồm 2 động mạch và 1 tĩnh mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu từ mẹ sang bé và từ bé về mẹ. chính vì vậy dây rốn có vai trò rất to lớn trong việc cung cấp oxy, dưỡng chất (sự sống) cho bé khi nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên có 1 số bất thường của dây rốn khiến em bé gặp nguy hiểm ngay trong bụng mẹ mà các mẹ bầu cần tìm hiểu.

2. Các bất thường của dây rốn 

2.1 Dây rau quấn cổ

Bình thường dây rau dài từu 45-60cm. nếu dây rau quấn cổ sẽ làm cho dây rau “ngắn” lại một cách tương đối. Nếu dây rau dài, quấn cổ lỏng sẽ không ảnh hưởng tới em bé (có trường hợp đẻ thường quấn 2-3 vòng).

Một trường hợp hi hữu em bé có 4 vòng dây rau quấn cổ

Nếu dây rau quấn nhiều vòng, hoặc quấn chặt sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn từ mẹ sang bé. Tuy nhiên em bé thường xuyên vận động (xoay) và cử động tay, chân nên có khi các vòng dây rau quấn cổ lại tự được tháo ra, cũng như quấn thêm vào.

Nếu quấn nhiều vòng, nhất là quấn chặt có thể dẫn tới giảm lượng máu từ mẹ sang bé và em sẽ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, hoặc ối vỡ non, ối vỡ sớm. Nếu tình trạng nặng có thể dẫn tới thai chết lưu hoặc rau bong non.

2.2 Dây rau thắt nút

Thường xảy ra khi thai còn nhỏ, nhất là đầu quý 2 của thai kỳ. Lúc này, trọng lượng thai nhỏ, tương đương với lượng nước ối (400-450g), nên em bé như “bơi” trong nước ối, và vô tình tạo ra nút thắt của dây rốn. Nút thắt này thường lỏng khi thai còn nhỏ nên bé vẫn có thể phát triển bình thường.

Tuy nhiên những tuần cuối thai kỳ, lúc này bé vận động mạnh hơn, nhất là khi mẹ có những cơn gò – đặc biệt là khi chuyển dạ, nút thắt có thể chặt hơn và sẽ gây nguy hiểm cho bé.

Siêu âm có thể phát hiện được một số ít trường hợp khi thai còn nhỏ. Đa số siêu âm rất khó phát hiện vì sự che lấp của thai nhi, cũng như khi nút thắt lỏng chưa ảnh hưởng tới chuyển hóa từ mẹ sang bé.

2.3 Dây rau xoắn vặn

Bình thường dây rốn cũng có hình dáng hơi xoắn do 2 động mạch xoắn quanh tĩnh mạch rốn. Tuy nhiên mỗi vòng xoắn cách nhau ≥5cm.

Nếu dây rốn xoắn quá mức (5cm dây rốn có từ 2 vòng xoắn trở lên) thì sẽ gây ra hiện tượng nghẽn mạch, máu từ mẹ sang bé sẽ giảm, thậm chí bị đình trệ hoàn toàn. Nguy cơ bé bị tử vong lúc này rất cao.

Khác với dây rau quấn cổ – xoắn dây rốn có khi cả với dây rốn ngắn và dây rốn dài.

Nếu thai nhi vừa có dây rau quấn cổ kèm theo thắt nút hoặc xoắn vặn thì nguy cơ lại càng tăng lên nhiều.

Về nguyên nhân của dây rau quấn cổ, dây rau xoắn vặn và dây rau thắt nút chủ yếu là do sự vận động của em bé trong tử cung. Các yếu tố nguy cơ: Dư ối, đa ối, song thai…

Ngoài ra có 1 số trường hợp bị sa dây rau (dây rau bị sa xuống cổ tử cung hoặc âm đạo, trước khi đẻ) dẫn tới sự chèn ép của thai nhi vào dây rốn. Đây cũng là 1 cấp cứu sản khoa mà nếu không kịp thời lấy thai ra nhanh sẽ dẫn tới thai chết hoặc tổn thương não không hồi phục.

Theo BSCKII. Phạm Xuân Sơn – Giám đốc Bệnh viện, khi có bầu, các mẹ nên thường xuyên khám và quản lý thai nghén ở các cơ sở y tế uy tín và tuân thủ chặt chẽ tư vấn của bác sĩ khi phát hiện các trường hợp bất thường về dây rốn.

Khi theo dõi và quản lý thai kỳ tại Bệnh viện Quốc tế Green, Mẹ sẽ được đội ngũ bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, tư vấn. Quy trình khám sàng lọc và quản lý thai nghén hiện đại, khoa học, có máy siêu âm 5D và Trung tâm chẩn đoán trước sinh sẽ giúp mẹ kịp thời phát hiện các bất thường.

Gửi bình luận

Bình luận

Comments are closed.