Khám sức khỏe định kỳ Ngoại viện cho CBNV Công ty Heesung Electronics Việt Nam
02/10/2019
Hội thảo tiền sản – Tư vấn đặt cọc sinh ngày 26/10/2019
11/10/2019
Hiện tất cả

Những điều cần biết về Gây mê

Gây mê là phương pháp được sử dụng khá nhiều trong các phẫu thuật, giúp bệnh nhân mất cảm giác đau đớn khi mổ. Những câu hỏi thường gặp về gây mê: Tại sao phải nhịn ăn trước mổ? Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước mổ? Trong mổ như thế nào?…sẽ được ThS.BS Vũ Đình Lượng – Trưởng khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Quốc tế Green giải đáp cụ thể.

  • Khám tiền mê là gì ?

Trước mỗi cuộc mổ, bệnh nhân được Bác sĩ Gây mê hồi sức khám và tư vấn để lựa chọn phương pháp phù với bệnh nhân và bệnh lý cần mổ. Bác sĩ Gây mê hồi sức sẽ khám và đánh giá tình trạng sức khỏe với gây mê hồi sức, phát hiện các triệu chứng và dấu hiệu đặt nội khí quản khó khi gây mê. Bác sĩ Gây mê hồi sức sẽ dự kiến phương pháp gây mê, phương pháp hồi sức và phương pháp chống đau phù hợp với người bệnh.

Những thông tin cần cung cấp cho bác sĩ gây mê trước mổ? Bệnh nhân cần cung cấp thông tin về quá trình mắc bệnh, tiền sử và điều trị các bệnh, thông tin về các thuốc đang sử dụng. Đặc biệt là tiền sử dị ứng thuốc được sử dụng khi gây mê, gây tê lần trước (nếu có).

  • Tại sao phải nhịn ăn uống trước mổ ?

Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân đều phải được gây mê, gây tê. Bệnh nhân được chuẩn bị trước mổ và dặn dò nhịn ăn uống trước mổ. Thức ăn trong dạ dày tùy vào từng loại có quá trình tiêu hóa từ 4-8h. Ăn uống trước khi mổ khiến thức ăn không được tiêu hóa kịp, có thể gây trào ngược vào phổi dẫn đến tử vong. Những trường hợp mỗ có kế hoạch, bệnh nhân nhịn ăn trước mổ từ đêm hôm trước. Trường hợp bệnh nhân trót ăn, nếu chưa cần mổ cấp cứu, bác sĩ sẽ lùi giờ mổ.

Trường hợp phải mổ cấp cứu, bác sĩ đặt một ống thông dạ dày để hút thức ăn qua ống thông tránh gây sặc, nôn cho người bệnh.

  • Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước mổ ?

Bệnh nhân nên nhập viện trước khi cuộc mỗ diễn ra 1 ngày. Bệnh nhân cần được thực hiện vệ sinh cá nhân, tết tóc, tháo bỏ trang sức, cạo móng tay (nếu làm đẹp móng tay). Bệnh nhân cần nhịn ăn, nhịn uống trước mổ (nước trắng: 4 giờ; cơm, tinh bột và sữa: 6 giờ; thịt đỏ: 8 giờ). Trước mổ bệnh nhân được thăm khám, giải thích, tư vấn để chuẩn bị tinh thần yên tâm, tin tưởng trong cuộc mổ.

  • Trong mổ bệnh nhân cần làm gì ?

Trong mổ đối với bệnh nhân được gây mê: Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc ngủ trước khi ngủ, bệnh nhân sẽ ngủ trong suốt cuộc mổ. Đối với bệnh nhân gây tê: Sau khi được tiêm gây tê, bệnh nhân chờ tác dụng của thuốc, thuốc sẽ làm cho vùng định gây mê mất cảm giác và mất vận động, đảm bảo cho cuộc mỗ diễn ra ra thuận lợi. Bênh nhân cần hợp tác với bác sĩ để phản ánh những dấu hiệu bất thường như: khó chịu, khó thở, buồn nôn, nôn, hoa mắt chóng mặt…để kịp thời điều trị.

Phương pháp gây mê, gây tê giúp cho quá trình điều trị hiệu quả và an toàn hơn. Bạn nên thảo luận kỹ với bác sĩ chuyên khoa để chọn ra được phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất giúp mang lại kết quả tối ưu cho ca phẫu thuật nhé.

Gửi bình luận

Bình luận

Comments are closed.