Tiến sĩ Vũ Dương Hiền – Chủ tịch tập đoàn Hapaco nhận huy hiệu 60 năm tuổi Đảng
28/08/2021Điều trị tận gốc bệnh lang ben
06/09/2021Sâu răng sữa là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm khuẩn tại chỗ gây sưng đau hoặc là nguy cơ lưu giữ vi khuẩn có thể dẫn đến các bệnh toàn thân như: viêm phổi, viêm khớp… và những biến chứng nguy hiểm khác. Việc phòng, phát hiện sớm và điều trị kịp thời sâu răng sữa là rất quan trọng.
Về nguyên lý, răng sữa của trẻ có cấu tạo men và ngà mỏng hơn ở người lớn rất nhiều, vì thế thời gian vi khuẩn tấn công và phát triển thành sâu răng sẽ rất nhanh chóng.
Thêm vào đó trẻ thường thích đồ ngọt mà không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng, các chất giúp bảo vệ tốt cho răng miệng thì sẽ khiến cho răng trẻ yếu hơn bình thường và dễ bị sâu răng sữa.
Hậu quả nếu trẻ không được điều trị kịp thời:
– Răng sữa có nhiệm vụ giúp trẻ nhai, nghiền thức ăn. Nếu thiếu đi răng sữa, chế độ ăn uống của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khiến sức khỏe giảm sút, biếng ăn, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
– Đau nhức, viêm nhiễm, ảnh hưởng đến tủy răng, nặng hơn có thể gây viêm xương hàm, viêm và áp xe phần mềm vùng miệng.
– Trẻ em bị sâu răng sữa, nếu rụng quá sớm thì sau này, răng vĩnh viễn của bé có thể bị mọc chậm lệch lạc.
– Răng là một bộ phận rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ, giúp bé phát ẩm chuẩn trong quá trình học nói. Nếu trẻ sâu răng sữa phải nhổ sớm có thể ảnh hưởng đến việc học nói và phát âm của bé.
Răng không đau không có nghĩa là răng không sâu
Vệ sinh răng miệng mỗi ngày cho bé: đáng răng 2 lần/ ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút.
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý:
+ Hạn chế cho bé dùng nhiều đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường và nước ngọt.
+ Tăng cường ăn rau củ và trái cây.
+ Uống nhiều nước
– Kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần ở phòng khám nha khoa để phát hiện các bệnh về răng miệng sớm: Răng không bị đau không có nghĩa là răng không sâu, nhiều bố mẹ thấy con chải răng hàng ngày là đủ nên bỏ qua bước khám răng định kỳ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều bé bị sâu đến tủy và chân răng mới được đưa đến điều trị.
Khi trẻ bị sâu răng, nên nhổ bỏ hay xử lý như nào cho an toàn?
Răng sữa mặc dù đóng vai trò rất quan trọng đối với việc định hướng vị trí răng của trẻ sau này, cũng như góp phần giúp trẻ phát âm tròn vành rõ chữ và ăn nhai tốt hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu không cần thiết thì bác sĩ sẽ điều trị để bảo tồn và ngăn sâu răng không phát triển.
Thường bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển. Những trường hợp răng sắp tới thời điểm rụng, có thể điều trị bảo tồn không cần phải nhổ để chờ rụng.