“Rước” bệnh vì lấy ráy tai ngoài hàng
24/03/2020Tư vấn đặt cọc sinh – Nhận ưu đãi Sinh tại Nhà từ 11/4 – 20/4/2020
10/04/2020Hiện nay có nhiều bệnh nhân chữa trị bằng Đông y, tuy nhiên theo BS. Xuân Trực – Bệnh viện Quốc tế Green, Đông y hiện chưa có thuốc đặc trị Gout, chỉ là liệu pháp hỗ trợ, kết hợp cùng Tây y trong quá trình điều trị. Vì vậy khi bị Gout, bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế điều trị dứt điểm, tránh để lại biến chứng.
Mới đây, Bệnh viện Quốc tế Green vừa tiếp nhận anh Li Q. (35 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) trong tình trạng: sưng đau khớp gối bên phải, đi lại khó khăn.
Anh cho biết mình có biểu hiện sưng khớp gối phải từ mấy ngày trước, nhưng cố gắng chịu đựng với hi vọng sẽ hết đau. Tuy nhiên đến ngày thứ 3, cơn đau ngày càng trầm trọng khiến anh quyết định đi khám. Qua giới thiệu của bạn bè, anh lựa chọn đăng kí khám tại Bệnh viện Quốc tế Green.
Sau khi làm thủ tục, anh Li Q. được BS. Lê Xuân Trực thăm khám và chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết. Chỉ trong thời gian ngắn, anh biết kết quả chính xác: bị Gout cấp tính, dẫn tới viêm khớp gối phải. Bác sĩ đã kê đơn thuốc, tư vấn chế độ ăn uống sinh hoạt để anh cải thiện tình trạng bệnh và hẹn ngày tái khám.
Bệnh thường mang tính di truyền
Trao đổi với BS. Lê Xuân Trực, BS cho biết, bệnh GOUT ở Trung Quốc được biết đến với tên gọi là Thống phong. Gout là một bệnh chuyển hóa, đặc trưng là những đợt viêm khớp cấp và có hiện tượng lắng đọng natri uric trong các tổ chức do tăng acid uric trong máu. Xét về nguyên nhân, bệnh Gout tương đối giống với bệnh tiểu đường.
Bệnh hay gặp ở tầng lớp có mức sống cao, thường xuyên “ăn nhậu”. Nam giới ngoài 30 tuổi dễ mắc bệnh Gout do chế độ ăn uống không lành mạnh. Đặc biệt, nam giới tuổi càng cao càng dễ mắc và được coi là căn bệnh của nam giới. Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn và chỉ sau khi mãn kinh mới có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh thường mang tính di truyền, nếu có người trong nhà mắc thì khả năng thế hệ sau dễ mắc bệnh, nhất là nam giới.
Bệnh Gout có hai dạng đặc trưng: cấp tính và mãn tính. Ở dạng cấp tính, người bệnh bỗng nhiên bị đau ở khớp, ngày càng đau nặng và dễ nhận thấy nhất ở khớp ngón chân cái, hoặc có thể ở: đầu gối, chân, tay, thậm chí vai hay cổ. Nhiều trường hợp, chỉ sau một vài ngày, bệnh nhân cảm thấy hết đau, khớp hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, nếu những lần sau vẫn đau ở cùng 1 vị trí khớp, thì dễ chuyển thành tình trạng mãn tính, có nguy cơ khớp bị hỏng.
Gây biến dạng tổn thương khớp
Gout có thể gây biến dạng tổn thương khớp, nặng hơn có thể gây hạn chế khả năng đi lại của người bệnh. Kết tinh acid uric trong thận dẫn tới tổn thương thận: sỏi thận, viêm thận mãn tính. Về lâu dài thường bị cao huyết áp dẫn tới xơ cứng động mạch. Sỏi thận bởi tinh thể axít uric gây cơn đau thận dữ dội, gây ra nhiễm trùng niệu đạo. Những cơn đau thận bởi sỏi thận cũng báo hiệu cơn đau Gout cấp tính.
Để phòng chống bệnh Gout, người bệnh không nên ăn những thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật, thịt đỏ hay hải sản; không uống rượu bởi rượu làm gia tăng dự tạo acid uric trong gan và ngăn cản thận thải acid uric; nên uống nhiều nước, 2-4 lít/ngày, nhất là nước có bicarbonate.