Đau bụng co thắt (Infantile colic) ở trẻ sơ sinh các bà mẹ nên biết

Laser Cavitation – Xu hướng mới trong điều trị giảm béo
13/07/2016
Trẻ hóa vùng kín
15/07/2016
Laser Cavitation – Xu hướng mới trong điều trị giảm béo
13/07/2016
Trẻ hóa vùng kín
15/07/2016
Hiện tất cả

Đau bụng co thắt (Infantile colic) ở trẻ sơ sinh các bà mẹ nên biết

Ngày 05/7/2016, Bệnh viện Quốc tế Green tiếp nhận một trường hợp bé trai 54 ngày tuổi vào khám vì khóc ra rả từ khi bé được 16 ngày tuổi. Bé đã được thăm khám bởi TS. Vũ Văn Quang – Trưởng khoa Nhi Bệnh viện.

Qua hỏi bệnh và thăm khám, bác sĩ thấy bé đẻ thường đủ tháng, đẻ ra khóc ngay, nặng 2,8 kg. Sau đẻ bé phát triển tinh thần vận động bình thường.

Từ 13 ngày tuổi, bé bắt đầu có hiện tượng quấy khóc ban đêm. Từ 16 ngày tuổi, bé thường xuyên khóc từ 4-5 cơn/ đêm, có cơn kéo dài tới gần 1 giờ. Bé đã được khám ở một bệnh viện nhi, được dùng thuốc an thần trong 01 ngày rồi xuất viện. Bé tiếp tục khóc cơn cả ngày lẫn đêm, bỏ bú mẹ, ăn ngủ chập chờn. Bố mẹ và gia đình bé vô cùng mỏi mệt.

Tại khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế Green, sau khi khám, chứng kiến các biểu hiện của cơn khóc, làm các xét nghiệm thường quy để loại trừ các bệnh khác, bác sĩ chẩn đoán bé bị đau bụng cơ thắt. Sau hơn một ngày điều trị đặc hiệu, các cơn đau bụng gần như hết. Bé tỉnh táo, không còn khóc cơn, ăn ngủ tốt. Bé chấm dứt chuỗi 38 ngày khóc cơn và xuất viện sau 03 ngày điều trị trong niềm hân hoan của bà mẹ và gia đình.

bsquang_mebe

Mẹ bé cùng TS. Vũ Văn Quang – Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế Green

Sau đây là một vài thông tin mà bố mẹ bé sơ sinh cần biết ngay khi thấy bé nhà mình quấy khóc đêm: Trẻ sơ sinh khoẻ mạnh được nghĩ tới đau bụng co thắt khi trẻ khóc > 3 giờ/ ngày, > 3 ngày/ tuần và > 3 tuần. Trên toàn thế giới, đau bụng co thắt ở các  gặp ở 10%-30%  các trẻ từ 2 tuần tuổi đến 5 tháng tuổi. Trẻ khóc nhiều khiến cho các thành viên gia đình lo lắng, căng thẳng và có thể làm kiệt sức các bậc cha mẹ. Đã có nhiều trường hợp bà mẹ bị rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh do trẻ khóc nhiều vì đau bụng co thắt. Trẻ khóc nhiều khiến cho bỏ bú mẹ sớm, thường xuyên phải đi khám bác sĩ. Ngoài ra trẻ có thể bị ảnh hưởng sức khoẻ thêm do người nhà bế lắc nhiều hoặc lạm dụng thuốc chống trào ngược dạ dày thực quản.

Nguyên nhân đau bụng co thắt chưa thực sự rõ ràng. Những nguyên nhân được nhắc nhiều đến như hàng rào niêm mạc ruột ở trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ, thiếu men lactase tạm thời, mất thăng bằng hệ vi sinh đường ruột và/hoặc nhu động ruột bị thay đổi. Lactobacillus reuteri (L.reuteri) là một chủng probiotics có nguồn gốc từ một dòng vi khuẩn hiện diện tự nhiên trong sữa mẹ. Khi được bổ sung đường uống, L.reuteri có thể cư trú trong đường ruột của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; chúng có tác dụng điều hoà hệ vi khuẩn đường ruột, điều hoà đáp ứng miễn dịch và đáp ứng viêm tại ruột và ức chế đau nội tạng. Các nghiên cứu cho thấy L.reuteri cải thiện rõ rệt tình trạng đau bụng co thắt của trẻ sau một tuần điều trị.

Tuy nhiên, trẻ bị đau bụng co thắt dễ nhầm lẫn với các nguyên nhân khác từ thường gặp đến ít gặp như cọng tóc rơi vào mắt, sợi tóc quấn ngón chân ngón tay gây đau, thoát vị nghẹt, soắn tinh hoàn, viêm tai giữa cấp, nhiễm khuẩn máu, viêm màng não, xuất huyết não, dị ứng đạm sữa bò vv . Vì vậy những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khóc nhiều cần được bố mẹ cho đi khám chuyên khoa Nhi sớm để chẩn đoán xác định, điều trị kịp thời.

TS.BS Vũ Văn Quang, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Quốc tế Green Hải Phòng và cũng là  giảng viên Bộ môn Nhi, Trường đại học Y Dược Hải Phòng. TS.BS Vũ Văn Quang làm nghiên cứu sinh chuyên ngành Nhi tại khoa Nhi trường Đại học tổng hợp Kanazawa Nhật Bản từ năm 2010 đến năm 2013. TS.BS Vũ Văn Quang đã có nhiều bài báo khoa học về bệnh lý dị ứng, huyết học và rối loạn miễn dịch ở trẻ em tại thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ.

 

 

Gửi bình luận

Bình luận

Comments are closed.