HPV virus là gì? Khi nào thì gây hại và có điều trị được không?

Cắt Amidan và nạo VA bằng máy Coblator hiện đại
26/05/2021
Khám Nhi an toàn – Chất lượng cao trong mùa dịch
30/05/2021
Cắt Amidan và nạo VA bằng máy Coblator hiện đại
26/05/2021
Khám Nhi an toàn – Chất lượng cao trong mùa dịch
30/05/2021

1. HPV là gì?

HPV là một loại vi rút gây u nhú ở người. Đây là bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Gần như tất cả những người có quan hệ tình dục đều bị bệnh này tại một thời điểm nào đó trong đời.

HPV có hơn 150 chủng loại khác nhau, ¾ trong số đó gây bệnh ở da, số khác gây bệnh ở bộ phận sinh dục, bao gồm mụn sinh dục và ung thư.

2. HPV có thể gây ra ung thư gì?

Hầu như Ung thư cổ tử cung là do HPV gây ra

Nhiễm HPV nguy cơ cao tồn tại dai dẳng có thể dẫn đến biến đổi tế bào bất thường. Nếu không điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến ung thư.

  • Ung thư cổ tử cung: Hầu như tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung là do HPV gây nên.Type 16 và 18 gây ra hơn 70% các trường hợp.
  • Ung thư hậu môn: Khoảng 95% ung thư hậu môn là do HPV. Phần lớn do type 16.
  • Ung thư miệng – hầu Ung thư phần giữa họng bao gồm đĩa mềm, đáy lưỡi và amiđan: Khoảng 70% trường hợp do HPV. Ở Mỹ hơn ½ ung thư miệng – hầu được chẩn đoán là do type 16.
  • Ung thư hiếm hơn: HPV gây khoảng 65% ung thư âm đạo, 50% ung thư âm hộ, 35% ung thư dương vật. Phần lớn những ung thư này là do type 16.

3. HPV lây bằng cách nào?

Quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh HPV

Bạn có thể bị nhiễm HPV khi quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn với người bị nhiễm virus, nhưng thường là qua đường âm đạo hoặc hậu môn.

Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị HPV, ngay cả khi bạn quan hệ tình dục chỉ với một người. HPV có thể bị lây lan ngay cả khi người bệnh không có dấu hiệu, triệu chứng gì.

Những triệu chứng của bệnh có thể đến vài năm sau khi quan hệ với người nhiễm bệnh mới xuất hiện. Vì vậy bạn sẽ rất khó để biết được mình nhiễm bệnh lần đầu vào lúc nào.

Phần lớn nhiễm HPV không có bất cứ triệu chứng gì và tự biến mất trong vòng 1 – 3 năm, tuy nhiên một vài trường hợp nhiễm HPV tồn tại trong nhiều năm.

 3. Làm sao biết mình có bị nhiễm HPV hay không?

Xét nghiệm HPV là xét nghiệm giúp tầm soát, phát hiện virus gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ từ 30 tuổi. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm 02 xét nghiệm để phát hiện virus HPV là:

  • Xét nghiệm Pap: thường áp dụng cho phụ nữ từ 21 tuổi trở lên. Tế bào cổ tử cung sẽ được soi dưới kính hiển vi. Nếu nhiễm HPV sẽ thấy sự hiện diện của các tế bào rỗng.
  • Xét nghiệm HPV: thường áp dụng cho phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, có thể kết hợp cùng với xét nghiệm Pap. Xét nghiệm này giúp phát hiện các virus gây nhiễm trùng hoặc có thể dẫn tới ung thư.

Việc thực hiện các xét nghiệm trên sẽ được tiến hành theo chỉ định của bác sĩ nhằm chẩn đoán được chính xác tình trạng lây nhiễm HPV cũng như xác định được loại HPV gây bệnh. Ngoài việc làm xét nghiệm, bệnh nhân có thể làm các phương pháp cần thiết khác như siêu âm, soi cổ tử cung…

Xét nghiệm HPV không thể khẳng định được bạn có ung thư hay không nhưng qua kết quả thu được các bác sĩ có thể đánh giá được nguy cơ ung thư cổ tử cung mà bệnh nhân mắc phải. Thông thường xét nghiệm sẽ giúp phát hiện được loại virus gây nên ung thư cổ tử cung có đang tồn tại trong cơ thể hay không?

Xét nghiệm Pap smear thường áp dụng cho phụ nữ từ 21 tuổi trở lên

4. Làm thế nào để tránh được HPV một cách hiệu quả nhất?

  • Tiêm vắc xin. Vắc xin Gardasil đã được FDA chấp thuận sử dụng cho cả nam và nữ giới từ 9-26 tuổi. Chúng có khả năng ngăn ngừa trên 90% nguy cơ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và trên 60% các tổn thương tiền ung thư.
  • Quan hệ tình dục an toàn bằng bao cao su.
  • Không quan hệ với nhiều bạn tình
  • Không quan hệ tình dục khi có mụn cóc sinh dục

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung Gardasil (Mỹ)

5. Nếu mắc HPV rồi thì phải làm gì?

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra phương pháp để chữa trị triệt để căn bệnh này. Chỉ có thể giảm hoặc làm mất các triệu chứng của bệnh như:

  • Mụn cóc sinh dục: Bạn nên đến khám Bác sĩ chuyên khoa, liệt kê thành thật các triệu chứng mình đang mắc phải để được Bác sĩ tư vấn, đưa ra lời khuyên và đơn thuốc điều trị thích hợp.
  • Làm xét nghiệm Pap và kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần.
  • Các ung thư khác: đều được điều trị tốt hơn nếu được phát hiện bệnh sớm.

Không còn cách nào khác ngoài việc đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm cần thiết sẽ giúp cho bạn phòng tránh và phát hiện sớm tổn thương ung thư.

Hiện nay, Bệnh viện Quốc tế Green đã và đang triển khai hiệu quả gói tầm soát ung thư phụ khoa giúp khách hàng được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe và phòng ngừa phát hiện bệnh kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 02253786555 hoặc để lại số điện thoại tại đây.

(Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCKII. Đỗ Thị Hải – Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quốc tế Green)

Gửi bình luận

Bình luận

Comments are closed.