Rụng tóc ở trẻ sơ sinh – Mách mẹ nguyên nhân và cách xử lý

Một số tác dụng phụ bố mẹ cần biết sau khi trẻ uống vitamin A
02/06/2021
Bé bị hăm tã và những điều bố mẹ cần lưu ý
10/06/2021
Một số tác dụng phụ bố mẹ cần biết sau khi trẻ uống vitamin A
02/06/2021
Bé bị hăm tã và những điều bố mẹ cần lưu ý
10/06/2021
Hiện tất cả

Rụng tóc ở trẻ sơ sinh – Mách mẹ nguyên nhân và cách xử lý

Em bé của bạn khi sinh ra có mái tóc có thể sánh ngang với công chúa Disney Rapunzel. Bây giờ, chỉ một vài tháng sau, tất cả những gì còn lại giống hệt như mái tóc của Doremon.

Chuyện gì đã xảy ra???

Rụng tóc ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp. Hiện tượng rụng tóc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi – kể cả ở trẻ sơ sinh.

??? MẸ CÓ BIẾT…

  • Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), hầu hết trẻ sơ sinh đều rụng một phần(thậm chí toàn bộ) tóc trong vài tháng đầu đời. Và điều đó HOÀN TOÀN BÌNH THƯỜNG.
  • Theo các bác sĩ chuyên gia, hầu hết tình trạng rụng tóc xảy ra trong 6 tháng đầu đời, đỉnh điểm là khoảng 3 tháng.
  • Ở một số trẻ sơ sinh, tóc mọc lại cùng với thời gian tóc rụng, vì vậy bạn có thể không nhận thấy sự khác biệt. Ở đa số các bé khác, tóc rụng nhanh hơn, khiến con bạn bị hói đầu. Cả hai trường hợp trên đều là bình thường.

??? MẸ SẼ THẤY…

…Những sợi tóc lòa xòa trên tay bạn sau khi bạn vuốt đầu con mình.

Tóc trong chậu tắm, hoặc trên khăn tắm sau khi bạn gội đầu cho con mình.

Tóc ở những nơi em bé của bạn tựa đầu, chẳng hạn như gối, ga giường, nôi hoặc xe đẩy.

     

»»» NGUYÊN NHÂN RỤNG TÓC KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH LÝ LÀ GÌ?

– Rụng tóc Telogen (Telogen effluvium):

Em bé của bạn được sinh ra với tất cả các nang tóc mà chúng sẽ có. Nang tóc là một phần của da mà từ đó các sợi tóc phát triển.Khi mới sinh, một số nang thường ở trạng thái nghỉ ngơi (được gọi là giai đoạn Telogen) và những nang khác đang trong trạng thái phát triển (giai đoạn mọc tóc Anagen).

Trong bụng mẹ, nhờ dây rốn, em bé nhận dinh dưỡng và hormone từ mẹ khiến cho tóc bé phát triển từ tuần thứ 24. Nhưng sau khi sinh, những hormone đó giảm xuống đột ngột, khiến một số lượng lớn tóc chuyển từ trạng thái phát triển (Anagen) sang trạng thái nghỉ ngơi (Telogen), gây ra rụng tóc ở con bạn – và tương tự cũng gây rụng tóc cho chính bạn.

– Do ma sát:

Rụng tóc này được gọi là rụng tóc vùng chẩm ở trẻ sơ sinh, hay còn gọi là rụng tóc do ma sát. Nguyên nhân là do da đầu trẻ cọ xát vào bề mặt cứng của: gối, ga giường, nệm cũi, xe đẩy…và gây rụng tóc.

Những mảng tóc mỏng này sẽ bắt đầu đầy vào khi trẻ có thể lăn lộn, trườn bò thường là vào tháng thứ 6 hoặc 7 trở đi.

– Do trẻ tự giật tóc khi ngủ hoặc do buộc tóc quá chặt.

– Ngoài ra, rụng tóc còn do một số tình trạng bệnh lý sau, tuy nhiên ít gặp ở trẻ dưới 6 tháng:

Nấm da đầu: Bệnh hắc lào (còn gọi là nấm da đầu) do nhiều loại nấm gây ra. Nó có thể gây rụng tóc và thường xuất hiện phát ban đỏ, có vảy, hình vòng tròn trên da đầu.Theo các Bác sĩ chuyên gia, bệnh hắc lào rất dễ lây lan, vì vậy nếu một người trong gia đình mắc bệnh, có thể lây bệnh cho trẻ qua những thứ như gối, ga giường, mũ và lược nếu dùng chung.

Rụng tóc hình đồng xu:

Đây là một tình trạng da dẫn đến các đốm hói loang lổ trên đầu. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm, hay bệnh lây nhiễm. Rụng tóc từng mảng là do hệ thống miễn dịch bị khiếm khuyết khiến nó tấn công và phá hủy các tế bào tóc khỏe mạnh. Tình trạng này rất hiếm xảy ra ở trẻ em dưới 6 tháng, nhưng vẫn có thể xảy ra.

MẸ ĐỪNG QUÁ LO LẮNG, VÌ…

Các chuyên gia đều thống nhất rằng điều trị là không cần thiết và hầu hết lượng tóc bị mất trong vài tháng đầu đời sẽ mọc lại trong khoảng thời gian từ tháng tuổi thứ 6 đến tháng tuổi thứ 12. Và mặc dù mỗi em bé đều khác nhau về tốc độ mọc lại của tóc, hãy yên tâm rằng vào sinh nhật đầu tiên của bé, tóc bé sẽ mọc lại bình thường.

Điều khiến nhiều bậc cha mẹ ngạc nhiên là những lọn tóc mới có thể trông khác với lọn tóc đầu tiên của con bạn. Chẳng hạn, chẳng có gì lạ khi tóc sáng chuyển sang sẫm màu, tóc xoăn thành tóc thẳng hoặc tóc dày thành tóc mỏng – và ngược lại. Yếu tố di truyền và nội tiết tố của con bạn giúp xác định tóc của bé sẽ như thế nào.

??? MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ CHĂM SÓC TÓC CHO BÉ…

– Sử dụng dầu gội dịu nhẹ dành cho trẻ sơ sinh, sẽ ít gây kích ứng da đầu trẻ sơ sinh hơn.

– Đừng chà xát. Lấy khăn ướt thấm dầu gội đầu và nhẹ nhàng mát-xa lên đầu của trẻ.

– Dùng dầu mát-xa và bàn chải lông thật mềm để chải nhẹ lên vùng da đầu của con bạn nếu bé bị “cứt trâu”, và nhẹ nhàng gội lại sau 30 phút và tránh chải tóc nhiều lần trong ngày.

– Bạn có thể giúp giảm thiểu tình trạng rụng tóc do ma sát bằng cách cho trẻ nằm sấp (có giám sát trẻ) nhiều hơn – nhưng lưu ý rằng các Bác sĩ, chuyên gia luôn khuyên bạn nên đặt trẻ nằm NGỬA khi NGỦ để giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, hay còn gọi là SIDS.

– Nếu tình trạng rụng tóc của bé kèm thêm các dấu hiệu nghi ngờ của nấm da đầu, rụng tóc hình đồng xu, viêm da hoặc “cứt trâu” quá mức trên da đầu… – hãy đưa con bạn đến Bác sĩ khoa để đánh giá, và tư vấn chuyên sâu.

Rụng tóc ở em bé trong 6 tháng đầu là bình thường và – quan trọng nhất – chỉ là tạm thời. Vì vậy bố mẹ đừng quá lo lắng!!!

Nằm trong top đầu của các bệnh viện có chuyên khoa Nhi tốt nhất Hải Phòng, Bệnh viện Quốc tế Green khám và điều trị nội trú Nhi 24/24h. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiện bất thường, bố mẹ hãy đưa trẻ đến Bệnh viện để được chăm sóc kịp thời. Đặc biệt, #BvGreen đã thông tuyến BHYT, vì vậy tất cả các bé đều được hưởng chế độ bảo hiểm đúng tuyến khi thăm khám và điều trị tại Bệnh viện. 

Để đặt lịch khám cho con, Bố Mẹ có vui lòng liên hệ Hotline: 02253786555.

(Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Ths. Bs Nội trú Đoàn Thị Thùy Dương – Trưởng khoa Sơ sinh Bệnh viện Quốc tế Green)

Gửi bình luận

Bình luận

Comments are closed.