Kiểm tra sức khỏe định kỳ cần phải khám những gì ?
10/05/2017Phẫu thuật thẩm mỹ cùng chuyên gia hàng đầu Hàn Quốc
16/05/2017Vừa qua Bệnh viện Quốc tế Green đã mổ cấp cứu thành công trường hợp chửa ở sẹo vết mổ lấy thai cũ gây thủng tử cung, ngập máu ổ bụng.
Đó là chị: Trần Thị Thu Trang (32 tuổi, ở Ngô Quyền – Hải Phòng).
Theo BSCKII. Phạm Xuân Sơn – Giám đốc Bệnh viện – người trực tiếp mổ – thì: Do sẹo của vết mổ lấy thai nằm ở đoạn dưới tử cung – nơi chỉ có 2 lớp cơ, và bản thân vết sẹo xơ hóa, không phù hợp cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai – vì thế các gai rau có thể ăn sâu vào cơ tử cung, thậm chí vào cơ bàng quang. Trong trường hợp này, nếu bệnh nhân không được phát hiện kịp thời và xử lý tích cực, đúng phương pháp ở các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm thì bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm tới tính mạng.
Cũng theo BSCKII. Phạm Xuân Sơn, khi có thai chị em nên đi khám sớm để xác định thai đã vào buồng tử cung chưa, và túi thai có nằm đúng vị trí ở vùng đáy tử cung hay chửa ở sẹo vết mổ – một trong số các trường hợp chửa lạc chỗ có thể gây vỡ tử cung, chảy máu cấp vô cùng nguy hiểm. Và điều cuối cùng là ưu tiên cho đẻ đường dưới, chỉ có các trường hợp bất đắc dĩ do: Mẹ (bệnh lý, khung chậu hẹp …) hoặc do Con (thai to, ngôi bất thường; rau tiền đạo …) hoặc do phần phụ (vô ối, dây rau …) thì mới nên mổ lấy thai.
Về phía các bác sĩ sản khoa cần cân nhắc kỹ khi chỉ định mổ và luôn cố gắng cho đẻ thường đối với các trường hợp con so, hoặc con dạ chưa có vết mổ cũ (mổ đẻ hoặc mổ bóc u xơ tử cung), góp phần làm giảm tỷ lệ mổ cho lần có thai sau và đặc biệt là giảm nguy cơ chửa ở sẹo vết mổ cũ.