Sâu răng sữa ở trẻ có đơn giản như bố mẹ vẫn nghĩ?
31/08/2021
Tuổi trẻ Green chung tay chống dịch Covid-19
06/09/2021
Sâu răng sữa ở trẻ có đơn giản như bố mẹ vẫn nghĩ?
31/08/2021
Tuổi trẻ Green chung tay chống dịch Covid-19
06/09/2021

Theo BS chuyên khoa Da liễu của Bệnh viên Quốc tế Green, hiện nay, khá nhiều người đang mắc phải bệnh lang ben. Bệnh này không có biến chứng nguy hiểm nhưng có khả năng lây lan. Vì vậy nếu chủ quan không chữa trị hoặc chữa không đúng cách sẽ khiến bệnh dễ tái phát và lây lan rất nhanh.

1.  Căn bệnh dễ lây lan

– Lang ben là một bệnh do nấm thuộc nhóm Malassezia gây nên.

– Bệnh lây lan dễ dàng từ người này sang người khác trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm thông qua tiếp xúc hoặc dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (quần áo, khăn tắm…).

– Bệnh không gây nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ bởi các mảng da sáng màu (mất sắc tố).

2.  Nguyên nhân bệnh lang ben

Nấm phát triển trên bề mặt da, tác động vào lớp biểu bì làm sắc tố dưới da thay đổi, tạo nên các vùng da giảm hoặc mất sắc tố (trắng hơn hẳn so với các vùng da xung quanh).

3. Đường lây truyền bệnh lang ben

Bệnh lây qua đường tiếp xúc da trực tiếp hoặc gián tiếp qua đồ dùng cá nhân:

– Dùng chung quần áo

– Dùng chung đồ dùng cá nhân (khăn mặt, khăn tắm,…)

4. Đối tượng nguy cơ bệnh lang ben

– Lang ben có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu gặp ở trẻ em, thiếu niên và thanh niên

– Người có da nhờn

– Người đổ mồ hôi nhiều

– Suy giảm miễn dịch (HIV, AIDS, ung thư điều trị hóa chất, trẻ em sau cúm, sởi…)

– Thay đổi nội tiết tố (dậy thì, mang thai, sử dụng thuốc tránh thai..)

5. Biểu hiện bệnh lang ben bao gồm:

– Da có màu khác so với vị trí xung quanh,có thể màu trắng, hồng hoặc nâu, xuất hiện từ từ trên da, tăng dần về số lượng và kích thước.

– Thường gặp ở vùng da tiết bã đặc biệt là vùng thân bên trên và vai, ít gặp hơn ở mặt (thương gặp ở trẻ em). Tuy nhiên bệnh cũng có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

– Có thể gây ngứa, tăng lên khi ra nắng hoặc đổ mồ hôi.

– Sắc tố giảm có thể thứ phát do tác động ức chế lên tế bào hắc tố hoặc màu vàng nâu do nấm có tác dụng ngăn ánh sáng.

6.  Điều trị bệnh lang ben

– Sử dụng thuốc bôi và các loại kem chống nấm do bác sỹ chuyên khoa da liễu chỉ định .

– Đối với trẻ nhỏ do có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng nên cần khám và tư vấn của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

7. Phòng ngừa bệnh bệnh lang ben

Bệnh lang ben là bệnh nhiễm nấm có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp sau đây:

– Tránh môi trường có nhiệt độ quá cao, môi trường nóng ẩm

– Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cường độ mạnh, đặc biệt vào mùa hè

– Tránh ra mồ hôi quá mức, khi lao động hay tập luyện gắng sức cần lau mồ hôi khô

– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt với người bệnh bị lang ben, hắc lào. Thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn màn.

– Trẻ nhỏ khi tắm cần lau người thật khô rồi mới mặc quần áo.

Bệnh lang ben không gây nguy hiểm nhưng dễ lây nhiễm và kéo dài dai dẳng. Vì vậy để điều trị tận gốc, BS chuyên khoa Da liễu Bệnh viện Quốc tế Green khuyên người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chuyên khoa khám và chữa bệnh bằng phác đồ phù hợp.

Gửi bình luận

Bình luận

Comments are closed.