Trẻ sơ sinh 10 ngày chưa rụng rốn có sao không?
04/08/2021
Phương pháp chăm sóc trẻ những ngày đầu sau sinh
13/08/2021
Trẻ sơ sinh 10 ngày chưa rụng rốn có sao không?
04/08/2021
Phương pháp chăm sóc trẻ những ngày đầu sau sinh
13/08/2021
Hiện tất cả

Nhận biết trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng

Bài viết tư vấn của Bác sĩ chuyên khoa Nhi – Dinh dưỡng Đỗ Văn Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Quốc tế Green

Theo WHO, Vi chất dinh dưỡng là những vitamin và khoáng chất cần thiết mà cơ thể chúng ta chỉ sử dụng 1 lượng rất nhỏ nhưng tác động của chúng đối với sức khỏe của là vô cùng quan trọng.  Chúng thực hiện một loạt các chức năng, bao gồm cho phép cơ thể sản xuất các enzym, hormone và các chất cần thiết khác cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.  Sự thiếu hụt bất kỳ chất nào trong số chúng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe  nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng.

  1. Thiếu kẽm:

Kẽm là một nguyên tố có mặt trong tự nhiên và trong các động thực vật. trong cơ thể con người, Kẽm là một yếu tố vi lượng, chúng chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng lại có vai trò vô cùng to lớn.

Những biểu hiện của cơ thể khi thiếu kẽm: chậm tăng trưởng và phát triển cơ thể, chậm phát triển tâm thần và tâm lý ở trẻ nhỏ, chức năng hệ thống miễn dịch bị suy giảm, tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2, rối loạn tiêu hóa, mất cảm giác ngon miệng, da, tóc bị xơ cứng và khô, dễ gãy rụng, thay đổi màu sắc, nổi chấm trắng trên móng tay, phụ nữ mang thai thiếu kẽm sẽ dẫn đến thai nhi chậm phát triển…

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ

  1. Thiếu sắt

Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng phổ biến nhất trên toàn thế giới là thiếu sắt. Trên thực tế, đó là sự thiếu hụt dinh dưỡng duy nhất phổ biến ở cả các nước đang phát triển và các nước phát triển.

Khi thiếu sắt, cơ thể sản xuất ít hồng cầu hơn. Các tế bào hồng cầu tạo ra nhỏ hơn và nhạt màu hơn các tế bào máu khỏe mạnh. Chúng cũng kém hiệu quả hơn trong việc cung cấp oxy đến các mô và cơ quan của cơ thể. Thiếu máu gây mệt mỏi , suy nhược dẫn đến giảm hiệu quả làm việc, học tập và các hoạt động xã hội.Theo WHO, ước tính có khoảng 42% trẻ em dưới 5 tuổi và 40% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới bị thiếu máu do thiếu săt.

  1. Thiếu canxi

Canxi giúp phát triển xương và răng chắc khỏe. Nó cũng giúp tim, dây thần kinh và cơ bắp hoạt động bình thường.

Sự thiếu hụt canxi thường không xuất hiện các triệu chứng ngay lập tức, nhưng nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng theo thời gian. Nếu không cung cấp đủ canxi, cơ thể có thể sử dụng canxi từ xương để thay thế. Điều này dẫn đến mất canxi trong xương hậu quả là còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người trưởng thành. Thiếu canxi có thể dẫn đến co giật và rối loạn nhịp tim, những vấn đề này thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

  1. Thiếu Iod ( I ốt )

Iod là một khoáng chất cần thiết cho chức năng bình thường của tuyến giáp và sản xuất hormone tuyến giáp. Hormone tuyến giáp tham gia vào nhiều quá trình của cơ thể, chẳng hạn như tăng trưởng, phát triển não và duy trì xương. Chúng cũng điều chỉnh tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể. Thiếu iốt là một trong những thiếu hụt chất dinh dưỡng phổ biến, ảnh hưởng đến gần một phần ba dân số thế giới ( theo WHO)

Triệu chứng phổ biến nhất của thiếu iốt là tuyến giáp mở rộng, còn được gọi là bướu cổ. Nó cũng có thể làm tăng nhịp tim, khó thở và tăng cân . Thiếu iốt nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương não và trong thời kỳ mang thai có thể gây ra một số vấn đề bao gồm thai chết lưu, sẩy thai tự nhiên và dị tật bẩm sinh. Thiếu iốt ở mức độ nhẹ hơn vẫn có thể bị thiểu năng trí tuệ và giảm trí lực.

5.Thiếu vitamin A

Vitamin A là một nhóm chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe và chức năng của mắt và sức khỏe sinh sản ở nam giới và phụ nữ. Nó cũng đóng một phần trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Thiếu vitamin A là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa có thể phòng ngừa được ở trẻ em. Phụ nữ mang thai thiếu vitamin A cũng có tỷ lệ tử vong mẹ cao hơn.

  1. Thiếu Vitamin B

Vitamin nhóm B có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng, tạo máu và hỗ trợ hệ thần kinh khỏe mạnh.

Khi thiếu vitamin nhóm B sẽ dẫn đến phù, da tay chân nóng và dễ viêm, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, tinh thần không phấn chấn, cơ thể thường xuyên mệt mỏi dẫn đến giảm hiểu quả làm việc, học tập.

  1. Thiếu vitamin D

Vitamin D thúc đẩy sự hấp thụ canxi và phospho từ ruột, duy trì nồng độ canxi và phospho trong huyết thanh , điều hòa hoạt động miễn dịch và tăng cường khả năng chống khuẩn của cơ thể, điều chỉnh các quá trình như tăng trưởng tế bào, chức năng thần kinh cơ và chuyển hóa glucose.

Hậu quả của thiếu vitamin D: ở trẻ em, sự thiếu hụt vitamin D được biểu hiện dưới dạng còi xương.Thiếu vitamin D ở người lớn dẫn đến chứng loãng xương, có thể bị đau nhức cơ mãn tính.Thiếu vitamin D ở phụ nữ khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến con cái. Trong nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin D đóng một vai trò tích cực trong sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển của não, phổi và xương.

Gửi bình luận

Bình luận

Comments are closed.