Tập huấn PCCC và cứu nạn cứu hộ tại Bệnh viện Quốc tế Green
30/12/2024
Tập huấn PCCC và cứu nạn cứu hộ tại Bệnh viện Quốc tế Green
30/12/2024

Cúm và cảm lạnh là hai loại bệnh về đường hô hấp thường gặp với những triệu chứng tương đồng nhau nên dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán và điều trị. Không lành tính như cảm lạnh, cúm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vậy làm thế nào để phân biệt cúm và cảm lạnh? Có những cách phòng ngừa nào?

Tìm hiểu về cảm cúm và cảm lạnh

Cảm lạnh là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, trong đó hay gặp nhất là các chủng Rhinovirus. Với bệnh cảm lạnh thông thường, chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng (viêm họng), và các xoang (viêm xoang). Các triệu chứng của cảm lạnh thường biểu hiện từ từ, cơ thể mệt mỏi khoảng 3-4 ngày và tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày.

Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra. Bệnh cúm thường có tốc độ lây lan khá nhanh, do người bệnh hít phải không khí có chứa virus cúm. Có nhiều chủng virus cúm có thể gây bệnh từ nhẹ, hoặc thành đại dịch, một số chủng có độc tính cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân của bệnh cúm là do Vi rút cúm (Influenza virus), virus này liên tục biến thể với các chủng mới xuất hiện thường xuyên.

Những điều cần biết về cúm

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Dấu hiệu khi mắc cúm:

– Những cơn sốt bắt đầu xuất hiện

– Có cảm giác ớn lạnh

– Nhức đầu

– Đau nhức cơ bắp

– Chóng mặt

– Ăn không ngon

– Mệt mỏi

– Ho

– Đau họng

– Chảy nước mũi

– Buồn nôn

– Cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực

– Đau tai

– Có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy

Các đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng bao gồm:

+ Trẻ em: dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải

+ Người già trên 65 tuổi

+ Phụ nữ có thai

+ Người lớn mắc các bệnh mạn tính (như đã nêu trên)

+ Suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS)

Khi bệnh cúm chuyển nặng sẽ dẫn đến suy hô hấp, viêm phổi, hen phế quản, suy tim, đái tháo đường, bệnh mạch vành, suy giảm miễn dịch, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu…trẻ em và người già trên 65 tuổi là đối tượng dễ gặp biến chứng nhất.

Những cách để phòng ngừa cúm và cảm lạnh

Để phòng bệnh chung cho cả cúm và bệnh cảm lạnh thông thường, cần thực hiện các phương pháp sau đây:

– Tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm;

– Nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thông qua việc tiêu thụ những loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin, uống nhiều nước, cân đối việc tiếp nạp các nhóm dưỡng chất chính như chất béo, tinh bột và chất đạm).

– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là tay các các cơ quan chứa dịch tiết của cơ thể như mắt, mũi, miệng,…

– Sử dụng thuốc kháng virus cũng có thể giúp ngăn ngừa cúm và cảm lạnh sau khi vô tình tiếp xúc với người có triệu chứng của cúm hoặc cảm lạnh.

– Súc miệng hoặc nhỏ mũi bằng nước muối loãng.

– Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh.

– Hạn chế tụ tập nơi đông người.

– Tránh tiếp xúc với các đối tượng bị cúm hoặc cảm lạnh hoặc có triệu chứng của cúm và cảm lạnh,…

Cúm và cảm lạnh có những triệu chứng khá tương đồng nhau, rất dễ nhầm lẫn, khiến người bệnh chủ quan trong phòng ngừa và điều trị. Cúm nguy hiểm hơn cảm lạnh rất nhiều, nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng và kịp thời điều trị, cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì thế, cần phải chủ động tiêm vắc xin phòng cúm mùa hàng năm và biết cách phân biệt cúm và cảm lạnh chính xác để có thể đưa ra được những biện pháp xử lý hiệu quả nhất.

Gửi bình luận

Bình luận

Comments are closed.