Nhận biết và xử trí dị ứng đạm sữa bò ở trẻ
24/09/2024Viêm da cơ địa là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Viêm da cơ địa không thể điều trị dứt điểm ngay trong một lần và rất dễ tái phát lại. Bố mẹ nên đưa trẻ thăm khám sớm nếu có biểu hiện khô da, ngứa … để tránh các biến chứng viêm da nặng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.
Mùa thu đông là điều kiện thời tiết trẻ dễ bị viêm da cơ địa. Các mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ sao cho đúng để phòng tránh bệnh tái phát?
Căn bệnh mang yếu tố di truyền
Viêm da cơ địa là một bệnh dị ứng, miễn dịch. Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người bị hen, viêm mũi dị ứng. 60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh.
Thường vào hai tháng đầu, có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu, 30% trong 5 năm đầu. Bệnh tiến triển trong thời gian dài. Khoảng gần 50% bệnh khỏi khi ở tuổi thiếu niên, nhưng cũng nhiều trường hợp bệnh tồn tại lâu trong nhiều năm cho đến tuổi trưởng thành.
Các yếu tố làm bệnh nặng thêm
– Một số thức ăn cũng có thể làm bệnh thêm nặng như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mỳ…
– Đồ len, lông chó mèo hoặc đệm giường cũng làm cho bệnh nặng lên. Vì vậy, bố mẹ không nên để đồ len dạ tiếp xúc với da của trẻ. Những người chăm sóc trẻ cũng cần tránh dùng đồ len dạ khi tiếp xúc với trẻ.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
– Tránh tiếp xúc với lông các loại vật nuôi, tránh dùng thảm hoặc nếu dùng phải giặt thường xuyên. Sử dụng chăn, ga, gối và quần áo làm từ 100% cotton hoặc lụa tơ tằm, thay và giặt thường xuyên.
– Tránh dùng sữa tắm có xà phòng và lưu ý chất Clo trong nước có thể gây kích ứng.
– Giữ cho da mát mẻ, tránh ở những môi trường nóng có thể khiến da trẻ mẩn ngứa. Nước quá nóng sẽ làm da trẻ khô và ngứa nhiều hơn, do đó nên tắm cho trẻ bằng nước ấm (không quá 30 độ C hoặc mát hơn, phụ thuộc thời tiết lúc tắm).
– Tuyệt đối không chà xát hay để bé gãi lên vết chàm. Da sẽ càng kích ứng, ngứa ngáy hơn và nếu trầy xước thì sẽ gây bội nhiễm.
– Bôi kem dưỡng ẩm rất cần thiết vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện
– Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trẻ cần đi khám ngay nếu không cải thiện sau 2 ngày điều trị hoặc có biểu hiện nhiễm trùng (vùng da tổn thương nứt, chảy nước…)
Tại Bệnh viện Quốc tế Green, BS chuyên khoa Da liễu sẽ thăm khám và tư vấn điều trị viêm da cơ địa dị ứng giúp khách hàng đánh giá tổng quan về tình trạng bệnh của bé đồng thời tư vấn các biện pháp giúp phòng tránh bệnh tái phát.