Hạn chế sẹo xấu nhờ chiếu Plasma sau sinh
24/03/2020Có nên điều trị gout bằng Đông y?
24/03/2020Anh H.T.Tâm (48 tuổi ở Đa Phúc, Dương Kinh, Hải Phòng) đến Bệnh viện Quốc tế Green nội soi tai mũi họng và được phát hiện bị nấm tai. Anh cho biết, mình thường xuyên lấy ráy tai ngoài hàng khi đi cắt tóc.Khi nội soi tai, bác sĩ phát hiện ống tai bị hẹp, đỏ và có hình ảnh giống như bụi trắng của phấn trong ống tai hoặc giống như chất bột nhão rải rác trong ống tai, che lấp màng nhĩ.
Theo BS. Nguyễn Văn Thụy – BS chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Quốc tế Green, biểu hiện đầu tiên của bệnh nấm ống tai ngoài là cảm giác ngứa trong ống tai, ngứa tăng dần làm bệnh nhân phải ngoáy tai liên tục, càng ngoáy càng ngứa. Rất ít bệnh nhân đến khám và chữa ở giai đoạn này. Chỉ đến khi bệnh nhân bắt đầu thấy đau tai, khả năng nghe kém đi, ù tai đồng thời có dịch chảy ra ngoài cửa tai màu trắng, vàng, hoặc màu nâu bẩn thì mới chịu đi khám.
Bệnh viện Quốc tế Green đã tiếp nhận và chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân bị các bệnh về tai giống trường hợp của anh Tâm. Nhiều người trong số đó đi khám bệnh khi tình trạng đã trở nặng. BS. Thụy cho biết, nhiều trường hợp bị nấm tai thường xuyên do vệ sinh tai không đúng cách, gặp nhiều nhất ở những người trẻ, người trung niên thích lấy ráy tai khi đi cắt tóc, gội đầu.
Trước khi vệ sinh tai cho khách, những dụng cụ này không hề được vô trùng cẩn thận nhưng lại dùng chung nhiều người với nhau, dẫn tới tình trạng viêm tai, nấm tai, ảnh hưởng tới thính lực. Những người thường xuyên đi tắm ở các bể bơi có nhiều nguy cơ, do khi bơi khó tránh khỏi nước vào tai. Nếu không làm khô, vệ sinh tai sạch sẽ thì đây là cơ hội tốt cho các loại nấm sinh trưởng trong tai.
Với người có ống tai bình thường thì cơ thể sẽ có cơ chế tự đẩy ráy tai ra ngoài. Và mỗi năm chỉ cần đi khám định kỳ 1-2 lần xem có bị nút lỗ tai hay không (biểu hiện là nghe kém, hơi nghễnh ngãng).
Lấy ráy tai không đúng cách có thể dẫn đến: tắc ống tai do dùng tăm bông ngoáy; nấm tai, viêm tai do dùng dụng cụ không sạch, vô tình đưa vi khuẩn vào tai; thâm chí thủng màng nhĩ…Vì vậy, dù ráy ướt hay khô vẫn nên đến bác sĩ chuyên khoa lấy ra sẽ an toàn và đảm bảo không nhiễm trùng.
Các trường hợp bị nấm tai cần phải vệ sinh, bôi thuốc liên tục do BS chuyên khoa thực hiện. Nhiều bệnh nhân điều trị tích cực trong thời gian ngắn là khỏi hoàn toàn. Để không bị tái lại, bệnh nhân chỉ nên dùng khăn sạch vệ sinh tai, nếu lấy ráy cần phải sử dụng các dụng cụ vô trùng.