Khám thai mùa dịch: Chọn Green – Mẹ chọn an tâm
16/05/2021
Tầm soát thính lực cho trẻ sơ sinh
23/05/2021
Khám thai mùa dịch: Chọn Green – Mẹ chọn an tâm
16/05/2021
Tầm soát thính lực cho trẻ sơ sinh
23/05/2021
Hiện tất cả

Sự thật về “Đẻ không đau” mẹ cần biết

“Đau đẻ” là một trải nghiệm không hề dễ chịu mà bất kì người mẹ nào cũng phải trải qua để bắt đầu thiên chức làm mẹ của mình. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học hiện đại, những cơn đau đẻ không còn là nỗi ám ảnh với mẹ bầu.

Phương pháp “đẻ không đau” là như thế nào? thực hiện ra sao? lợi ích của phương pháp ấy?…sẽ được ThS. Vũ Đình Lượng – Trưởng khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Quốc tế Green giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Cảm giác mà người phụ nữ trải qua khi vượt cạn như thế nào?

“Thấy mọi người tả đau đẻ ghê gớm lắm nhưng đến lượt mình thì thấy thật nhẹ nhàng. 7 giờ sáng bắt đầu thấy những cơn đau co thắt nhưng chỉ nhẹ như những lần đau khi chuẩn bị có kinh nguyệt hàng tháng. Chỉ 1 giờ cuối cùng là đau ghê gớm hơn và mình chỉ phải rặn 3 lần theo hướng dẫn của bác sĩ là con chào đời. Thật may mắn”

“Em thề sẽ không đẻ thêm một lần nào nữa. Đau đẻ thật là kinh khủng, chưa bao giờ em đau đến thế. 3 ngày ròng rã chịu đựng cơn đau con trai mới chịu chào đời. Không biết nó giống ai mà lì lợm thế. Dù đã chuẩn bị tâm lý từ trước nhưng em không ngờ ca sinh nở của em khó thế. Thật sự sốc!”.

…. “Đau đẻ, ngứa ghẻ, đòn ghen” là một trong những cảm giác không tả, khó tả, và trải qua rồi thì thật “nhớ đời”.

Cơn đau giống như trong cơ thể có sự co kéo hoặc bị đè nén. Tôi càng cố chống lại, cơn đau càng trở nên tồi tệ hơn. Khi để thả tự do và chấp nhận nỗi đau đó, tôi thấy có vẻ dễ chịu hơn.

Nó giống như bị mắc kẹt dưới những cơn sóng. Khi bị chìm dưới nước, con người thường cố vùng vẫy chống lại nhưng chỉ càng thêm sợ hãi hoặc buông lỏng cơ thể và chờ những cơn sóng đi qua.

Theo thống kê có khoảng 70% sản phụ sẽ cảm thấy đau dữ dội hoặc đau không thể chịu nổi khi chuyển dạ sinh con. Vậy cơn đau từ đâu mà có?

Cơn đau đẻ xuất phát từ cơn co tử cung, đó là cơn co thắt không do mẹ tự điều khiển. Cơn co tử cung diễn tiến nhịp nhàng, lúc co lúc nghỉ nhưng không hết hoàn toàn như cơn co vào trước thời kỳ chuyển dạ. Cường độ cơn co không quá mạnh để có thể nguy hiểm cho thai nhi và mẹ, cũng không quá yếu. Cơn co tử cung là động lực của cuộc chuyển dạ đẻ, nhịp độ của những cơn co tử cung cũng thay đổi qua từng giai đoạn của chuyển dạ.

Đẻ không đau giúp mẹ có những trải nghiệm êm ái, nhẹ nhàng khi vượt cạn

2. Khi nào nên thực hiện “đẻ không đau”?

Đẻ không đau nghĩa là bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng của sản phụ nhằm kiểm soát cơn đau đẻ, giúp sản phụ mất đi cảm giác đau nhưng họ vẫn có cơn co tử cung và rặn để đẩy em bé ra ngoài.

Đẻ không đau thường được áp dụng trong giai đoạn chuyển dạ, khi cổ tử cung mở để cho thai nhi ra ngoài.

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng – là kỹ thuật giảm đau hiệu quả nhất và phù hợp nhất cho các bà mẹ.

3. Có nên tiêm thuốc đẻ không đau hay không?

Phương pháp đẻ không đau thường được bác sĩ sản khoa tư vấn cho các sản phụ.

Bác sĩ chuyên khoa Gây mê hồi sức là người thực hiện khi sản phụ có nhu cầu và không bắt buộc đối với sản phụ.

Một liều thuốc tê giúp đẻ không đau được tiêm qua ống thông và khoang ngoài màng cứng, cơn đau chuyển dạ của sản phụ sẽ giảm hẳn sau khoảng 10 phút, tác dụng của thuốc giảm đau sẽ kéo dài trong khoảng 45 – 70 phút.

Nếu quá trình chuyển dạ lâu nhân viên y tế có thể truyền, tiêm thêm thuốc qua ống thông rất nhỏ được đặt ở lưng sản phụ.

Gây tê ngoài màng cứng cho phép sản phụ nhận biết cơn gò tử cung và vẫn trải qua quá trình rặn đẻ bình thường. Bởi thế việc có nên tiêm hay không phần lớn phụ thuộc vào nhu cầu của sản phụ.

4. Đẻ không đau có ưu điểm gì với mẹ?

– Tiết kiệm sức cho sản phụ đến giai đoạn rặn đẻ.

– Gây tê ngoài màng cứng: hiệu quả giảm đau xuyên suốt cuộc chuyển dạ, có thể dùng để vô cảm cho khâu tầng sinh môn sau sinh.

– Bác sĩ gây mê hồi sức có thể kiểm soát được hiệu quả giảm đau thông qua điều chỉnh linh hoạt loại thuốc, liều lượng và cường độ của thuốc.

– Bác sĩ sản khoa có thể chỉ huy được cuộc đẻ theo xu hướng tốt nhất cho thai nhi và cho mẹ.

– Là gây tê vùng, sản phụ sẽ tỉnh táo và ý thức được toàn bộ quá trình chuyển dạ và sinh con của mình. Chứng kiến và nghe con khóc khi chào đời.

– Ít ảnh hưởng đến em bé.

– Đủ giảm đau khi có chỉ định can thiệp khác (VD: lấy thai bằng forcep, cắt tầng sinh môn, kiểm soát tử cung sau khi sổ rau, khâu tầng sinh môn…

– Nếu phải mổ lấy thai cấp cứu thì có thể sử dụng chính catheter ngoài màng cứng có sẵn để làm vô cảm khi mổ và làm giảm đau sau mổ.

Khi thực hiện kỹ thuật, sản phụ phải nằm tư thếnghiêng người, cong lưng, hai đầu gối co vào bụng gây khó chịu cho bụng bầu.

5. Khi làm “giảm đau chuyển dạ – đẻ không đau”, sản phụ có khó chịu gì không?

Cơn co tử cung sẽ được bằng việc theo dõi tần số và cường độ cơn co tử cung nhờ máy và điều chỉnh bằng thuốc.

Thuốc tê được dùng trong gây tê ngoài màng cứng có thể gây ngứa, đặc biệt ở vùng mặt của sản phụ. Nó cũng có thể khiến buồn nôn nhưng nhẹ và ít gặp hơn so với hình thức dùng thuốc gây mê toàn thân.

Sau khi đẻ, có cảm giác đau mỏi ở vùng lưng ở một vài sản phụ nhưng cảm giác này giống như ở các phụ nữ mang thai không làm gây tê ngoài màng cứng.

Có thể có hiện tượng đau đầu thoáng qua.

6. Làm giảm đau trong chuyển dạ, giảm đau đẻ có hại cho em bé không?

Thuốc tê sử dụng để gây tê ngoài màng cứng hoàn toàn không gây nguy hiểm gì cho bé.

7. Có phải ai cũng làm đẻ không đau được?

Hầu hết sản phụ có thể thực hiện phương pháp này, tuy nhiên một số trường hợp đăc biệt thì không. Khi đó, các bác sĩ sản khoa, gây mê hồi sức sẽ khám và hội chẩn; các sản phụ bị rối loạn đông máu, sử dụng thuốc kháng đông, khi đâm kim có thể gây xuất huyết… không thực hiện kĩ thuật gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong chuyển dạ.

8. Bệnh viện Quốc tế Green hàng năm thực hiện kĩ thuật này thế nào?

Mỗi năm, Bệnh viện Quốc tế Green thực hiện giảm đau chuyển dạ cho 519 sản phụ; Giảm đau sau mổ cho 1254 sản phụ. Chúng tôi luôn mong muốn mang tới quý sản phụ trải nghiệm êm ái, nhẹ nhàng khi vượt cạn. Chúc các sản phụ và em bé khoẻ mạnh, hạnh phúc khi sinh tại BVQT Green.

—————————-
BỆNH VIỆN QUỐC TẾ GREEN
Địa chỉ : Số 738 Nguyễn Văn Linh, Lê Chân, Hải Phòng
☎Điện thoại : 0225 3 786 555
☎Cấp cứu (24/24): 0225 3 786 333
? Email: info@benhviengreen.com

Gửi bình luận

Bình luận

Comments are closed.