Những bệnh lý liên quan đến dây rốn mẹ cần lưu ý
25/08/2021Lễ xuất quân tình nguyện hỗ trợ vùng dịch Covid-19
28/08/2021Nhiều người lầm tưởng nên vệ sinh ráy tai hàng ngày cho bé nhưng thực tế cha mẹ không cần làm vậy. Trong đa số trường hợp, ống tai ngoài sẽ có khả năng tự làm sạch, ráy tai khô dần và rơi ra ngoài. Tuy nhiên, có những trường hợp ráy tai trẻ bị khô, vón cục.
Nhiều bé đến khám tại khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Quốc tế Green do đau tai hoặc khả năng nghe kém đi…Tại đây, sau khi kiểm tra, bác sĩ lấy ra cục ráy to bằng đầu đũa, khiến bố mẹ bé nhìn giật mình. Con bạn nhiều ráy tai nhưng không làm sao lấy được do bé ko cho động vào???
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bố mẹ nên chú ý vệ sinh ống tai của con, thường xuyên kiểm tra tai của bé; đồng thời không nên dùng bông tự lấy ráy tai ở nhà cho trẻ mà nên nhờ sự trợ giúp của các y bác sĩ. Lý do là vì bông ráy tai thậm chí còn đẩy ráy tai vào sâu hơn bên trong ống tai, làm trầy xước thành ống tai và nghiêm trọng hơn là có thể làm thủng màng nhĩ.
Bố mẹ chỉ cần vệ sinh tai 2 – 3 lần/tháng cho bé. Nếu bé có hiện tượng tai bị bịt kín bởi ráy tai khô cứng hoặc chảy mủ gây hiện tượng đau nhức tai, chảy dịch có mùi hôi khó chịu, thính lực kém đi… nên đưa bé đi khám tại chuyên khoa Tai Mũi Họng để được khám và có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.