5 bệnh phụ khoa đe dọa trầm trọng khả năng sinh sản của phái nữ
09/08/2016
Tuyển dụng Điều dưỡng & nữ hộ sinh
17/08/2016
5 bệnh phụ khoa đe dọa trầm trọng khả năng sinh sản của phái nữ
09/08/2016
Tuyển dụng Điều dưỡng & nữ hộ sinh
17/08/2016

Để có một cuộc vượt cạn an toàn cho cả mẹ và bé, các mẹ đều được bác sĩ khuyên làm bộ Xét nghiệm trước sinh. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết được ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ Xét nghiệm này. Vì vậy, Bệnh viện Quốc tế Green đã có một vài câu hỏi nhanh với BSCKII. Nguyễn Thu Hiền – Trưởng khoa Khám bệnh nhằm giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn nhé!

1.Thưa bác sĩ, bộ Xét nghiệm trước sinh là gì?

Bộ Xét nghiệm trước sinh là các xét nghiệm để đánh giá sức khỏe mẹ và bé trước cuộc vượt cạn nhằm chuẩn bị tốt những điều kiện khi sinh nở. Đối với mẹ sẽ bao gồm: kiểm tra tim mạch, xét nghiệm nhóm máu, chức năng đông máu, chức năng gan thận, công thức máu, xét nghiệm nước tiểu… và với bé sẽ là siêu âm.

2.Thời điểm nào là thích hợp nhất để các mẹ làm bộ Xét nghiệm trước sinh thưa bác sĩ?

Thai phụ nên làm từ thời điểm thai 37 – 38 tuần tuổi. Thông thường, thai 38 đến 40 tuần là thai đủ tháng và thai phụ có thể chuyển dạ đẻ, tuy nhiên thời điểm sinh có thể bị thay đổi và có thể diễn ra bất cứ lúc nào từ 38 – 40 tuần vì vậy thời điểm tốt nhất là khoảng thời gian 37 – 38 tuần.

3.Có bắt buộc phải làm bộ Xét nghiệm trước sinh không ạ?

Khi vào sinh thai phụ nào cũng cần làm các xét nghiệm như trên nhưng nếu chúng ta làm xét nghiệm được trước thì sẽ chủ động hơn trong vấn đề chuẩn bị và tiên lượng cho cuộc sinh được chu đáo hơn. Qua kết quả xét nghiệm được chuẩn bị trước, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và biện pháp cần chuẩn bị để lên kế hoạch. (Ví dụ nếu trẻ bị thiếu máu, nhẹ cân, nguy cơ bất đồng nhóm máu…)

4.Các mẹ bầu thường thắc mắc rằng tại sao trong thai kỳ đã làm đầy đủ xét nghiệm, siêu âm theo yêu cầu của bác sĩ rồi mà vẫn phải làm bộ Xét nghiệm trước khi sinh thưa bác sĩ?

Các giá trị xét nghiệm về huyết học, siêu âm có giá trị trong một thời gian nhất định sau đó có thể thay đổi và mỗi xét nghiệm có ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, 3 tháng đầu cần làm siêu âm, xét nghiệm máu để sàng lọc chẩn đoán trước sinh nhằm phát hiện nguy cơ thai nhi bị bệnh Down; 3 tháng giữa làm siêu âm để phát hiện dị tật thai nhi (sứt môi, hở hàm ếch…), xét nghiệm đường máu để xem thai phụ có bị tiểu đường không?… ; 3 tháng cuối siêu âm kiểm tra thai, bánh rau, nước ối có bình thường không? Có bị thiếu máu không?…

Xin cảm ơn bác sĩ về cuộc nói chuyện này.

Gửi bình luận

Bình luận

Comments are closed.