Hội thảo tiền sản – Tư vấn đặt cọc sinh ngày 22/4/2018
07/04/2018
Khám – Tư vấn dinh dưỡng miễn phí cho các Bé sinh trong khoảng thời gian từ tháng 10 – tháng 12 năm 2017 tại Bệnh viện Quốc tế Green
27/04/2018
Hiện tất cả

Mọi điều Mẹ cần biết về tắc tia sữa.

Ngay sau khi đẻ, nhất là mổ đẻ các bà mẹ thường rất mệt: do quá trình chuyển dạ, rặn đẻ, do đau vết khâu tầng sinh môn, hoặc đau vết mổ khi đã hết thuốc dần thuốc tê, tác dụng phụ của các thuốc giảm đau (có thể gây: chóng mặt, buồn nôn), đau do co dạ con..v..v..

  • Điều này dẫn tới các bà mẹ ngại cho bé ở bên cạnh và cho bú sữa.
  • Điều đó không những em bé chậm bú dùng sữa non vô cùng quý giá mà còn dẫn tới sữa xuống chậm và đặc biệt dễ dẫn đến tắc tia sữa.
  • Tắc tia sữa là khi 2 vú ( hoặc 1 vú) có biểu hiện: cương, rắn, nắn đau, dùng tay vắt ở quầng vú sữa không ra hoặc chỉ ri rỉ ra rất ít.

Nếu không xử trí đúng cách và kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú rồi các triệu chứng sốt cao, da ở vùng tắc: đỏ, rất đau.

Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng cao, khi này cần dùng kháng sinh và khi vùng tấy đỏ đã khu trú , mềm thì trích mủ.

Để tránh áp xe vú gây mất sữa ảnh hưởng đến các em bé, các bà mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

Ngay sau khi nếu bác sĩ đánh giá tình trạng của em bé tốt: Nhịp thở đều, da hồng hào, tim mạch bình thường, trương lực cơ và phản xạ bình thường thì nên cho bé nằm luôn với mẹ. Kể cả sinh mổ.

  •  Cho trẻ bú sớm – điều này làm các bà mẹ vất vả, chịu đau nên cần có sự giúp đỡ của các điều dưỡng hoặc người thân
  •  Những ngày đầu cần dùng tay mát xa hai bầu vú để các tuyến sữa giãn nở, mềm mại và không bị tắc.
  •  Cho trẻ bú 2-3 giờ 1 lần thậm chí sớm hơn. Bú đúng cách theo hướng dẫn của các bác sĩ hay điều dưỡng, bú xong phải vắt hết sữa còn lại ở cả 2 bầu vú, dành sữa đó đổ thìa cho bé. Không đẻ dành sữa sẽ dẫn đến tắc.
  •  Khi vú rắn, nổi cục , nắn đau thì nên chườm ấm (đừng nóng quá) 15-20’ sau đó dùng tay xoa, day để nơi đó mềm dần ra, đồng thời dùng tay vuốt bầu vú từ ngoài vào núm vú. Dùng ngón cái và ngón trỏ ép từ từ vào quầng vú.
  •  Nếu nhiều tia sữa bật ra (như vòi hoa sen) thì đó là thông sữa, ,nếu ra ít hoặc sữa chảy ra ri rỉ không thành tia thì đó là còn tắc – cần làm lại. Chú ý mỗi lần làm 20-25’ rồi chuyển sang vú bên kia. Tránh làm mạnh quá sẽ tổn thương tuyến sữa hậu quả sẽ rất đau và vú càng sưng to, bà mẹ sau đó rất sợ hãi và bị stress.
  •  Không nên dùng máy hút sữa nếu núm vú bình thường. Chỉ dùng khi núm vú bị tụt, quá to, quá bé, quá ngắn khiến trẻ không ngậm được và cần có sự hướng dẫn của nhân viên y tế chuyên khoa .
  •  Không nên cho trẻ bú bình vì sau đó trẻ sẽ bỏ bú mẹ và dẫn đến mẹ sẽ mất sữa.
  •  Tắc tia sữa sẽ dẫn đến sốt: lúc đầu là cảm giác gai rét, sau đó sốt nóng – sốt cao đến 39. 40 độ.
  •   Đừng lo sợ và dùng kháng sinh – mà nên kiểm tra vú nếu có vùng nào cương rắn, đau thì mát-xa ngay và vắt kiệt sữa, tự khắc sẽ giảm sốt và hết sốt.
  •  Khi sốt cao do tắc tia sữa vẫn cho trẻ bú được mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Trừ khi bị áp xe vú, vùng áp xe đã có mủ thì cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ, chotrer bú bên không bị bệnh.

Một số bà mẹ bị sốt cao do tắc tia sữa tới bệnh viện khám, nếu các bác sĩ thiếu kinh nghiệm và vội vàng cho rằng viêm niêm mạc dạ con, sót rau… và cho truyền kháng sinh – sẽ dẫn đến mất sữa, xơ hóa tuyến vú (tất nhiên khi mất sữa thì cũng hết sốt) – làm thiệt thòi cho cả bà mẹ và bé sơ sinh.

Bệnh viện Quốc tế Green là địa chỉ tin cậy để các mẹ không những tới sinh mà còn giúp các mẹ không lo tắc tia sữa – nếu các mẹ làm theo hướng dẫn.

Gửi bình luận

Bình luận

Comments are closed.