Tuyển dụng bổ sung dược sĩ lâm sàng
07/03/2022
Thai quá ngày dự sinh
09/03/2022
Hiện tất cả

Sa dây rốn – cấp cứu trong sản khoa

Mới đây, khoa Sản Bệnh viện Quốc tế Green đã phẫu thuật cấp cứu thành công một trường hợp sản phụ bị sa dây rốn. Sản phụ T.H.T. Thư, địa chỉ Thủy Nguyên – Hải Phòng) vào bệnh viện với tình trạng mang thai lần II, ngôi đầu, rỉ ối. Sau khi nhập viện, sản phụ vỡ ối tự nhiên, tuy nhiên, trong quá trình thăm khám đỡ sinh cho sản phụ, các bác sĩ phát hiện tim thai bất thường, màng ối vỡ hoàn toàn, dây rốn sa vào trong âm đạo, đầu thai nhi xuống thấp chèn ép dây rốn.

PTV trưởng – BSCKII. Phạm Thị Dung – Phó Giám đốc Bệnh viện đã không giấu được niềm vui, hạnh phúc trong ánh mắt khi mang laị niềm hạnh phúc trọn vẹn, “mẹ tròn – con vuông” cho gia đình sản phụ.

Cả kíp đỡ đẻ đã rất khẩn trương chuẩn bị bệnh nhân và đẩy vào phòng mổ, đồng thời trưởng kíp đỡ đẻ – TS. BS. Ngô Thị Uyên tiến hành đẩy đầu thai nhi lên liên tục để tránh tình trạng kẹt dây rốn giữa đầu thai nhi và khung chậu người mẹ gây mất tim thai. Phát động cấp cứu khẩn cấp, và ngay lập tức khoa Sản, khoa Gây mê hồi sức và khoa Sơ sinh đã phối hợp rất nhịp nhàng, để rồi cả ê kíp phẫu thuật vỡ òa trong niềm vui khi em bé cất tiếng khóc chào đời khỏe mạnh.

Theo BS chuyên khoa sản, Bệnh viện Quốc tế Green, dây rốn nối giữa rốn của thai nhi với bánh rau. Trong dây rốn có chứa các mạch máu vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ bánh rau đến thai để nuôi dưỡng thai.

Sa dây rốn là tình trạng dây rốn từ trong buồng tử cung trôi xướng phía dưới hoặc bên ngôi thai (thường gặp trong lúc vỡ ối). Lúc này dây rốn có thể sa xuống qua lỗ cổ tử cung, chui vào trong âm đạo hoặc ra ngoài âm môn. Sa dây rốn cũng có thể gặp khi ối chưa vỡ, trường hợp này tình trạng suy thai của bé có thể sẽ ít trầm trọng hơn.

a, Dây rốn sa ở lỗ cổ tử cung. b, dây rốn sa vào trong âm đạo. c, sa dây rốn trong ngôi ngược.

Sa dây rốn hiếm gặp, chiếm tỉ lệ 1/200 – 1/1000 các cuộc đẻ, tuy nhiên đây lại là tình trạng tối cấp cứu trong sản khoa vì khi sa xuống dưới, dây rốn bị chèn ép giữa ngôi thai và khung chậu người mẹ, dẫn đến tuần hoàn từ rau thai đến thai bị cản trở, thai sẽ bị suy nhanh chóng, nếu không được cấp cứu kịp thời trong vòng 30 phút có thể dẫn tới em bé sinh ra bị bại não hoặc tử vong ngay trong bung mẹ.

Hiện tại không có biện pháp nào có thể tiên đoán trước được sa dây rốn. Tuy nhiên sa dây rốn thường gặp trong những trường hợp có nguy cơ cao như ngôi thai bất thường (ngôi ngược, ngôi ngang…), rau thai bám thấp, đa ối, ối vỡ tự nhiên hoặc bấm ối trong lúc chuyển dạ khi ngôi thai cao…

Dấu hiệu của sa dây rốn: nếu ở nhà, sau khi vỡ ối bạn có thể nhìn thấy dây rốn sa ra ngoài âm hộ. Nếu trong bệnh viện bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ nhìn thấy dây rốn sa ra ngoài âm hộ hoặc sờ thấy dây rốn trong âm đạo hoặc lỗ cổ tử cung khi thăm khám. Tim thai sẽ chậm lại ngay sau khi ối vỡ do dây rốn bị chèn ép và thai không được cung cấp đủ oxy.

Nếu bị sa dây rốn ở nhà hoặc chỗ làm việc, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức, nói với họ rằng bạn nhìn thấy dây rốn sa ra ngoài âm hộ, không cố gắng tự đẩy dây rốn lên, không ăn uống gì vì bạn có khả năng phải mổ cấp cứu. Để giảm nguy cơ dây rốn bị chèn ép bạn nên nằm tư thế sấp, mông chổng lên cao.

Nếu bị sa dây rốn trong bệnh viện, bác sĩ sẽ mổ cấp cứu để lấy em bé ra càng nhanh càng tốt. Nếu cổ tử cung đã mở hết bác sĩ sẽ xem xét có thể đặt forceps để lấy em bé ra (sinh giúp bằng dụng cụ).

Sa dây rốn không thể phòng ngừa trước, tuy nhiên nếu bạn có nguy cơ cao bị sa dây rốn như trong những trường hợp đã nêu trên, bạn nên đi thăm khám định kì hoặc nhập viện khi thai được 38 tuần phòng ngừa nếu vỡ ối bị sau dây rau thì sẽ cấp cứu kịp thời.

Một số hình ảnh trong ca mổ mổ phụ T.H.T. Thư:

Gửi bình luận

Bình luận

Comments are closed.