TẠO KHUÔN MẶT V-LINE BẰNG PHƯƠNG PHÁP CĂNG CHỈ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT
13/07/2023Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ Công ty Cổ phần Én Vàng Quốc tế năm 2023 !
21/07/2023Tuần qua, các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Quốc tế Green liên tục tiếp nhận các ca lồng ruột cấp ở trẻ nhỏ.
Có thể kể tới một trường hợp: một bé gái 15 tháng tuổi, với các triệu chứng sau: Từ sáng, bé quấy khóc từng cơn, bỏ bú, nôn ói nhiều lần kèm thức ăn và dịch vị, không sốt. Trẻ có tiền sử lồng ruột cách đây 5 tháng, vì vậy gia đình rất lo lắng và quyết định cho trẻ tới khám tại Bệnh viện Quốc tế Green.
Ngay lập tức, các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp đã tiến hành thăm khám cho bé và cho chỉ định thực hiện các siêu âm, xét nghiệm cần thiết. Kết quả cận lâm sàng cho thấy, trẻ bị lồng ruột cấp, khối lồng ruột ở mạn sườn phải dưới gan, bệnh nhi được chẩn đoán lồng ruột và có chỉ định bơm hơi tháo lồng ruột cấp cứu.
Các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp đã thực hiện tháo lồng bằng máy cho bệnh nhân, trong vòng chỉ 15 phút xử trí, khối lồng đã được tháo, qua siêu âm kiểm tra lại, khối lồng không còn, hiện tại sức khỏe bé đã ổn định.
(Khối lồng ruột ngăn cản khí lưu thông dẫn đến bụng méo lệch, không tròn đều.
Bụng từ méo chuyển tròn đều là dấu hiệu khối lồng đã được tháo)
Bơm hơi tháo lồng là phương pháp xử trí lồng ruột hiệu quả, can thiệp ít xâm lấn một cách tối ưu nhất để tháo lồng ruột mà không cần phẫu thuật, bệnh nhi sẽ được ăn uống và bú sữa sớm sau can thiệp, rất nhanh chóng hồi phục sức khỏe so với phải phẫu thuật.
Ba mẹ chú ý, khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của lồng ruột: đau bụng, quấy khóc, nôn ọc bất thường, nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám, xác định sớm bệnh lồng ruột và được can thiệp kịp thời, tránh diễn tiến nặng do phát hiện trễ. Đó là: hoại tử ruột, nhiễm trùng nhiễm độc, biến chứng sốc rất nguy hiểm có thể tử vong. Một điều cần hết sức lưu ý là bệnh nhân đã bị lồng ruột một lần thì nguy cơ lồng ruột tái phát càng cao.
=================================
? Bệnh lồng ruột là một trong những cấp cứu ngoại khoa hay gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi, #trẻ_bụ_bẫm. Trẻ trên 2 tuổi, chỉ mắc khoảng 15%, bệnh giảm dần ở trẻ lớn. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nên biến chứng nặng và tử vong.
? Các bé NAM bụ bẫm hay bị lồng ruột hơn bé gái. Khi chơi với bé, gia đình cần hạn chế tung hứng sốc vác trẻ, hoặc cho trẻ nằm võng đu đưa quá mạnh.
? Đặc biệt, trẻ mắc các bệnh lý về tiêu hóa kéo dài cũng có nguy cơ cao mắc bệnh lồng ruột.
? Nếu trẻ đang bị sốt, ho, nhiễm siêu vi hay những trẻ đã từng bị lồng ruột thì việc trẻ đột ngột quấy khóc từng cơn cũng là một dấu hiệu nghi ngờ lồng ruột. Bệnh này diễn tiến rất nhanh, có khi chỉ chậm vài tiếng đồng hồ thôi là bé đã tử vong.
? Trẻ đã bị lồng ruột rồi thì tỉ lệ tái lại rất cao, có bé bị tái lại cả chục lần trong 1 năm.
? Vì vậy, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của lồng ruột, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Tại đây, bác sĩ sẽ khám và cho làm các xét nghiệm, nhất là siêu âm, chụp X-quang để chẩn đoán chính xác, điều trị cho trẻ kịp thời.
? Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, cơ sở trang thiết bị y tế hiện đại, làm việc 24h/24h không nghỉ, Bệnh viện Quốc tế Green là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy cho các gia đình – đặc biệt gia đình có trẻ nhỏ.