Chụp nhũ ảnh – Công nghệ mới tầm soát ung thư vú
06/07/2021
Đăng kí khám chuyên khoa giá chỉ 0 đồng
13/07/2021
Hiện tất cả

Cẩn thận với tình trạng táo bón ở trẻ

<<<Bài viết của PGS.TS.BS Vũ Văn Quang – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Quốc tế Green>>>
Mới đây, khoa Nhi – Bệnh viện Quốc tế Green tiếp nhận một bé gái 8 tuổi đến khám vì đau bụng và đi ngoài nhiều lần trong ngày hàng tuần nay. Trẻ có tiền sử khoẻ mạnh.
Qua thăm khám, các bác sĩ nhận thấy trẻ có thể trạng trung bình, không sốt, tim -phổi bình thường. Tuy nhiên, bụng trẻ chướng nhẹ; sờ thấy nhiều phân lổn nhổn vùng hố chậu trái và đại tràng xuống. Kết quả chụp X-quang bụng thấy nhiều phân táo từ đại tràng sigma lên cả khung đại tràng. Trẻ được chẩn đoán đau bụng nghi do táo bón. Lần thụt phân đầu tiên ra nhiều phân cục, khuôn phân to mới mức lo ngại tắc bồn cầu. Sau 03 lần thụt mới hết phân táo. Trẻ hết đau bụng và dễ chịu trở lại.
Mức độ phân đánh giá tình trạng táo bón của trẻ
Táo bón chiếm khoảng 5% số trẻ đi khám bệnh. Khái niệm về táo bón khác nhau theo từng độ tuổi như sau:
* Táo bón là khi trẻ đại tiện phân rắn hoặc quá to VÀ:
– Trẻ sơ sinh dưới 02 lần đại tiện/ngày
– Trẻ bú mẹ dưới 03 lần đại tiện/ tuần (> 2 ngày/lần)
– Trẻ lớn dưới 02 lần đại tiện/tuần (> 3 ngày/lần)
95% trường hợp táo bón ở trẻ em là táo bón cơ năng, tức có thể điều trị nội khoa được.
Táo bón khiến trẻ mệt mỏi, bồn chồn, hay mất ngủ, mất tập trung, cáu kỉnh, đau bụng, dễ tức giận; cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, táo bón kéo dài còn là nguyên nhân gây ra hiện tượng biếng ăn, thiếu máu, suy dinh dưỡng, viêm đại tràng, trĩ, sa trực tràng, rách hay nứt kẽ hậu môn…
Để phòng ngừa ban đầu táo bón, các bố mẹ cần chú ý mấy điểm sau:
1. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, chất xơ
2. Đảm bảo trẻ uống nhiều nước
3. Khuyến khích trẻ vận động cơ thể
4. Tập cho trẻ thói quen đại tiện đúng giờ
Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, các bố mẹ cần phải đưa trẻ đi khám để xử trí kịp thời.

Phim chụp X-quang vùng bụng của trẻ

Gửi bình luận

Bình luận

Comments are closed.