Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ Công ty Cổ phần Én Vàng Quốc tế năm 2023 !
21/07/2023
Phẫu thuật điều trị dị tật bẩm sinh cơ quan vận động
27/08/2023
Hiện tất cả

Chăm sóc trẻ viêm da do đóng bỉm

Viêm da do đóng bỉm là một trong những bệnh về da thường gặp nhất ở trẻ nhũ nhi. Vùng da thường bị viêm là xung quanh cơ quan sinh sản, hậu môn, mông và bẹn.

Tại sao đóng bỉm có thể gây viêm da?

Bình thường cấu tạo giải phẫu vùng mông và cơ quan sinh sản ngoài vốn đã có những khe và nếp gấp, cộng thêm đóng bỉm dẫn tới nóng nên thoát mồ hôi sinh ẩm trong khi da của trẻ lứa tuổi này còn non. Trong mồ hôi có đường, là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó nước tiểu và phân của trẻ ứ trong bỉm, các chất này không có lợi nên cơ thể thải ra và đôi khi có cả vi khuẩn gây bệnh. Tất cả những yếu tổ này là những nguyên nhân dẫn tới viêm da ở trẻ em đóng bỉm. Những trẻ bụ bẫm hoặc cơ địa dị ứng là cơ hội dễ xuất hiện viêm da do đóng bỉm hơn nhóm trẻ cân đổi và không bị dị ứng.

Có mấy dạng viêm da do đóng bỉm, thường gặp là viêm da do tụ cầu (Staphylococcus), viêm da do nấm, viêm da dạng lách thích (hay gặp trên đứa trẻ đã có cơ địa dị ứng), viêm da dạng bã nhờn…

Nguyên tắc chung về chăm sóc viêm da do đóng bỉm là gì?

Khi thấy em bé đã có hiện tượng hăm tã, nghĩa là một số vùng da/nếp gấp tại mông biến màu thành đỏ ửng và có thể hơi sưng nề, cách chữa là ngừng hẳn đóng bỉm, để hở vùng mông/bẹn suốt ngày đêm, dùng khăn xô phủ lên nếu cảm thấy trẻ bị lạnh. Ngoài ra áp dụng cách chăm sóc theo hướng dẫn bên dưới.

Trường hợp phát hiện muộn đã có nhiều vùng da bị viêm tấy, nên kẹp nhiệt độ cho em bé. Nếu thấy nhiệt độ kẹp ở hậu môn > 38, l°C hoặc ở nách > 37,4°C hãy mang bé đi khám bác sĩ. Bác sĩ khám kết luận da bị viêm có nấm hoặc vi khuẩn, tùy mức độ nhiễm và thể trạng của em bé, bác sĩ xem xét chỉ định dùng thuổc chống nấm hoặc diệt vi khuẩn. Bên cạnh đó, tất cả mọi trường hợp viêm da do đóng bỉm đểu phải áp dụng cách chăm sóc như sau:

  • Ngưng hẳn không dùng bỉm. Khi tình trạng viêm da do bỉm khỏi hẳn, nếu cần nên dùng loại tã lót truyền thống nhưng cũng không nên quấn tã suốt ngày đêm. Bố mẹ nên chủ động xi trẻ tiểu tiện và đại tiện sẽ giúp hạn chế viêm da , đỡ tiền mua tã lót và giúp trẻ có phản xạ tiểu- đại tiện đúng nhịp sinh học sẽ tránh được tình trạng đái dầm, táo bón hoặc ị đùn.
  • Để hở vùng mông, đặt trẻ nằm/ ngổi/sinh hoạt trên cũi/giường lót chăn đảm bảo sạch và thấm mổ hôi, che màn đé tránh côn trùng đốt, hạn chế tối đa bồng bế đé tránh cọ xát vào các vùng viêm da làm trẻ đau và lâu lành đồng thời cũng tránh nhiễm vi khuẩn từ người bế trẻ.
  • Vệ sinh rửa sạch các chỗ da bị viêm và vùng mông bằng nước muối sinh lý ấm. Mua vài hộp bông gạc y tế dùng để làm vệ sinh các vùng da bị viêm. Sau mỗi lần lau rửa để các vùng da đang bị viêm luôn khô ráo; không nên bôi kem hoặc bột phấn, nên mặc đổ lót mỏng và rộng hoặc che khăn/chăn mới đảm bảo sạch.
  • Mỗi khi trẻ tiểu tiện phải rửa vùng mông đít và cơ quan sinh sản bằng nước ấm và sạch. Tương tự, ngay sau mỗi lần trẻ đại tiện phải lấy hết phân và rửa sạch mông đít
  • Trẻ đang bú mẹ, bà mẹ nên hạn chế ăn uống đồ ngọt, thay vào đó dùng các loại rau củ quả tươi và uống nhiều nước.
  • Không cho trẻ ăn bột có đường,  sữa và chua thêm đường hoặc nước hoa quả có đường.

Trường hợp phát hiện muộn đã có nhiều vùng da bị viêm tấy, nên kẹp nhiệt độ cho em bé. Nếu thấy nhiệt độ kẹp ở hậu môn > 38, l°C hoặc ở nách > 37,4°C hãy mang bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

(Theo PGS. TS. Vũ Văn Quang – Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế Green)

Gửi bình luận

Bình luận

Comments are closed.